Đóng menu x

Cấp ứng phó gián tiếp trong sự cố tràn dầu

ứng phó sự cố tràn dầu

Cấp ứng phó gián tiếp trong sự cố tràn dầu

Cấp ứng phó gián tiếp- sự cố tràn dầu tỉnh Tiền Giang:

Trách nhiệm và nhiệm vụ khi có sự cố

Cấp ứng phó gián tiếp

Ban chỉ huy Ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Tiền Giang

– Chỉ đạo chiến lược về ứng phó SCTD trên phạm vi toàn tỉnh;

– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác ứng phó và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn tỉnh;

– Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về công tác ƯPSCTD và trình UBND tỉnh phê duyệt;

– Hướng dẫn các ngành, các cấp, các địa phương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu;

– Chủ động và tổ chức phối hợp với các lực lượng, các phương tiện của các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện công tác ứng phó tràn dầu kịp thời. Phối hợp với các địa phương khác và lực lượng ứng phó tràn dầu khu vực phía Nam để thực hiện việc ứng phó và làm sạch môi trường;

– Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm công tác ứng phó sự cố tràn dầu, thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về UBND tỉnh;

– Tham mưu cho UBND tỉnh về vấn đề có liên quan đến luật pháp và đền bù thiệt hại từ SCTD;

– Chịu trách nhiệm phát ngôn với công luận và báo giới về thông tin liên quan đến SCTD.

Trách nhiệm và nhiệm vụ của các thành viên

• Sở Tài nguyên và Môi trường

+ Đảm nhiệm hướng dẫn quy trình thu gom và xử lý dầu thải, rác nhiễm dầu, nơi lưu trữ dầu thải tạm thời trên bờ;

+ Tham mưu cho BCH thẩm định kế hoạch ƯPSCTD của các đơn vị, tổ chức, cá nhân vận chuyển, sản xuất, kinh doanh xăng, dầu và hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt;

+ Thường xuyên quan trắc môi trường nước biển, vùng ven bờ và nước sông trước và sau sự cố để đối chứng, so sánh và đánh mức độ gây ô nhiễm môi trường của dầu tràn; quan trắc định kỳ vùng đã từng xảy ra sự cố nhằm theo dõi quá trình phục hồi môi trường tự nhiên sau sự cố.

• Chi cục Bảo vệ môi trường (Văn phòng thường trực BCH.ƯPSCTD)

+ Là đầu mối nhận thông tin ban đầu và điều phối các hoạt động hậu cần cần thiết cho ƯPSCTD.

+ Chịu trách nhiệm liên lạc giữa hiện trường với Ban chỉ huy;

+ Thực hiện các thông báo, báo động sự cố theo quyết định của Trưởng ban chỉ huy.

+ Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá diễn biến của dầu tràn và đề xuất chiến lược ứng phó dựa trên các điều kiện rủi ro có thể xảy ra;

+ Đánh giá mức độ sự cố ban đầu;

+ Đánh giá và đề xuất chiến lược ứng phó trong giai đoạn đầu dựa trên những thông tin ban đầu từ báo cáo sự cố, tính chất của vệt dầu, hướng di chuyển dầu. Chuyển kết quả và tham mưu cho Trưởng ban BCH.ƯPSCTD;

+ Giám sát quá trình trôi dạt dầu, hướng trôi dạt của dầu.

+ Chọn và đề xuất phương pháp làm sạch đường bờ: Sử dụng các chất phân tán, vi sinh vật phân hủy dầu và thiết bị khác;

+ Tham mưu cho BCH về hoạch định chiến lược và lập phương án ƯPSCTD; thống kê mức độ ảnh hưởng và thiệt hại khi có sự cố tràn dầu xảy ra để báo cáo lên Ban chỉ huy.

• Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Phối hợp ƯPSCTD tại hiện trường;

+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở ngăn chặn dầu tràn vào khu vực sản xuất.

+ Thông báo các cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản ngưng lấy nước vào ao nuôi, di dời các bè nuôi ra khỏi khu vực sự cố;

+ Đảm bảo an toàn cho khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

+ Tham gia thực hiện công tác ƯPSCTD trên biển;

+ Chỉ đạo đội tàu đánh bắt ngoài khơi phát hiện vệt dầu và tham gia ƯPSCTD;

+ Hỗ trợ trong công tác kiểm soát dầu tràn.

• Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo công tác an toàn lao động, hỗ trợ lực lượng tham gia ứng cứu.

• Sở Y tế

+ Cung cấp các dịch vụ y tế khẩn cấp;

+ Tiến hành các hoạt động cứu người bị thương do sự cố và trong quá trình ứng phó sự cố;

+ Phối hợp với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT tiến hành hoạt động vệ sinh môi trường và phòng tránh dịch bệnh.

• Sở Giao thông Vận tải

+ Đảm bảo giao thông thông suốt đến khu vực xảy ra sự cố;

+ Huy động các phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu.

• Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn: Cung cấp dữ liệu và dự báo về khí tượng, thủy hải văn: hướng gió, tốc độ gió, dòng chảy, hải lưu…phục vụ công tác đánh giá hướng di chuyển của vệt dầu.

• Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tham mưu cho BCH. ƯPSCTD nguồn nhân lực, trang thiết bị cần thiết; đảm bảo an ninh nơi xảy ra sự cố.

• Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Bảo đảm an toàn hàng hải và an ninh nơi xảy ra sự cố.

• Công an tỉnh

+ Phối hợp, tổ chức lực lượng, phương tiện đảm bảo phòng chống cháy, nổ và sơ tán nhân dân ra ngoài vùng nguy hiểm;

+ Đảm bảo an toàn, an ninh khu vực xảy ra sự cố, phân luồng giao thông thủy;

+ Điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố;

+ Lập hồ sơ ban đầu do tai nạn gây ra (nếu có sự cố)

+ Phối hợp xử lý vi phạm nguyên nhân xảy ra sự cố.

• Sở Thông tin và Truyền thông

+ Có trách nhiệm về thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình ứng cứu;

+ Thông tin đại chúng để nhân dân biết nhằm tránh những rủi ro do dầu tràn gây ra hoặc để nhân dân cùng tham gia ứng cứu môi trường.

• Cảng vụ Hàng hải Mỹ Tho

+ Huy động các phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu;

+ Đảm bảo an toàn hàng hải khu vực xảy ra sự cố;

• Cảng vụ Đường thủy Nội địa

+ Đảm bảo an toàn đường thủy nội địa khu vực xảy ra sự cố;

• Đài phát thanh, truyền hình địa phương: Kịp thời đưa tin để tránh các đơn vị không liên quan tiếp cận với hiện trường và thông báo kịp thời đến các hoạt động kinh tế – xã hội có khả năng bị ảnh hưởng.

• Sở Tài chính

+ Xác định chi phí chi trả cho các đơn vị có phương tiện, trang thiết bị được trưng dụng trong quá trình ứng cứu.

+ Tổng hợp đánh giá thiệt hại về kinh tế do sự cố tràn dầu gây ra.

• Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nơi xảy ra sự cố

+ Có trách nhiệm huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của huyện tham gia ứng phó SCTD theo yêu cầu của BCH. ƯPSCTD tỉnh.

+ Cung cấp các thông tin để đánh giá thiệt hại và phục hồi tại khu vực bị ảnh hưởng.

+ Phối hợp khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng sự cố.

Ngoài các lĩnh vực này, khi cần thiết BCH.ƯPSCTD còn có thể linh hoạt điều động các đơn vị khác để xử lý tùy theo mức độ của sự cố.

Để ƯPSCTD đạt hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho môi trường, ngoài nhiệm vụ cấp ứng phó gián tiếp, ứng cứu trực tiếp ngoài hiện trường cần được sự phối hợp và hỗ trợ trực tiếp của các đơn vị có liên quan khác.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599