Đóng menu x

Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp

Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp

Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì phát triển công nghiệp là điều tất yếu. Trong điều kiện phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 của Việt Nam thì việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp là con đường phải đi. Tuy nhiên công nghiệp lại là ngành kinh tế gây tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường, tài nguyên, sức khỏe, an toàn và xã hội. Do đó, để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững thì cần sự chung tay hành động của cả cộng đồng với những biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Theo số liệu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì tính đến tháng 10/2014, trên địa bàn cả nước có 15 khu kinh tế, 209 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 614 cụm công nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên trong số này chỉ có 1 số khu công nghiệp chú trọng đầu tư các hệ thống xử lý chất thải và tuân thủ tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Các hoạt động công nghiệp xả các loại chất thải chưa qua xử lý vào môi trường gây nên tình trạng suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

Vì vậy để phòng ngừa bà giảm thiểu tối đa các tác động của sản xuất công nghiệp đối với môi trường thì cần có Chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường và các biện pháp kịp thời, phù hợp. Cụ thể:
– Tăng cường hơn nữa công tác đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Công tác này cần đảm bảo tính khoa học, tập trung, khả thi, công khai và có sự tham gia của các bên liên quan.
– Ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của các nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường cao.
– Có các biện pháp bảo vệ sức khỏe và môi trường khỏi các tác động xấu do ô nhiễm công nghiệp như quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất xa các vùng dân cư hoặc nhạy cảm sinh thái; triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, quan trắc môi trường trên thực tế; triển khai các biện pháp an toàn cho công nhân, người lao động và cộng đồng dân cư ở nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng.
– Có kế hoạch và biện pháp khắc phục các tổn thất về môi trường, đặc biệt là chú trọng cải tạo môi trường vùng bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp hoạt động
– Có các qui định rõ ràng và chặt chẽ mang tính quy phạm pháp luật về đền bù tổn thất, sức khỏe công nhân, cộng đồng bị ảnh hưởng do ô nhiễm công nghiệp gây nên.

Bình luận

Tel: 090306 3599