Biện pháp đảm bảo an toàn điện cho người lao động
Với vai trò là vừa là nguyên liệu vừa là động lực thúc đẩy sản xuất nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện năng trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể hơn thì thời gian qua các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ tai nạn lao động có nguyên nhân từ điện. Trên thực tế, việc phối hợp và triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn điện cũng như có sự hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát của các đơn vị quản lý trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã góp phần đáng kể vào hiệu quả của công tác này.
Các doanh nghiệp nói chung, ngành điện nói riêng từ lâu đã xác định an toàn lao động điện là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy mà lãnh đạo nhiều doanh nghiệp đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp cũng như cùng với các phòng ban, cán bộ chuyên trách xây dựng, hoàn thiện kế hoạch huấn luyện an toàn điện cho người lao động. Thông qua các lớp đào tào, người lao động được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ngăn ngừa các nguy cơ mất an toàn.
Bên cạnh việc ban hành, phổ biến kế hoạch cụ thể đến từng bộ phận thì cán bộ trực tiếp làm công tác đảm bảo an toàn điện còn tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn để người lao động có thể nhận diện được các mối nguy hiểm, chủ động đánh giá mức độ rủi ro nhằm có cách ứng xử phù hợp với nguồn năng lượng điện trong quá trình lao động – sản xuất.
Đối với người lao động trực tiếp là các công việc vận hành mạng lưới điện thì nhất thiết phải trải qua đào tạo chuyên môn, nắm vững kiến thức về sơ đồ mạch điện, có đầy đủ kỹ năng để tiến hành lắp đặt thiết bị điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện, đặc biệt là có biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị điện giật kịp thời, phù hợp,…
Việc các doanh nghiệp ban hành và thường xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi quy chế đảm bảo an toàn lao động, trong đó có an toàn điện được coi là biện pháp mang lại hiệu quả tích cực. Hệ thống biển báo, nội quy… cần treo ở vị trí dễ quan sát giúp tác động trực tiếp vào nhận thức của đông đảo người lao động, từ đó họ chủ động hơn trong việc đề cao cảnh giác cũng như giúp kịp thời phát hiện sự cố hoặc các nguy cơ mất an toàn đang tiềm ẩn.
Doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện. Thông qua hoạt động kiểm tra định kỳ để có phương án sửa chữa phù hợp hoặc thay thế nếu cần thiết. Đây được coi là việc làm mang ý nghĩa đầu tư song xét sâu xa hơn thì nó giúp đảm bảo an toàn điện để hoạt động sản xuất không bị ngưng trệ cũng như giảm thiểu tối đa các chi phí bồi thường, chữa trị trong trường hơp xảy ra tai nạn lao động.
.
Bình luận