An toàn hóa chất phòng thí nghiệm
An toàn hóa chất phòng thí nghiệm
Về nguyên tắc, các tiện nghi PXN/ PTN phải thuận tiện để thực hiện chính xác việc kiểm tra xét nghiệm, bao gồm nguồn năng lượng và các điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm liên quan, kiểm soát thông gió, sự nhiễm bẩn, vệ sinh, tiếng ồn)
PXN/ PTN phải đảm bảo điều kiện môi trường không ảnh hưởng đến kết quả hoặc đến chất lượng cần có của bất kỳ phép đo nào. Đặc biệt quan tâm khi lấy mẫu, thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn, đôi khi phải lập thành văn bản, quy trình các yêu cầu kỹ thuật về tiện nghi và điều kiện môi trường mà chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
PXN/ PTN phải theo dõi, kiểm tra ghi chép các điều kiện môi trường theo yêu cầu của các quy định kỹ thuật liên quan, các phương pháp và thủ tục hoặc nơi mà các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng XN (vô trùng sinh học, bụi, nhiễu điện từ, bức xạ, độ ẩm, nguồn điện, nhiệt độ, âm thanh và độ rung thích hợp với các hoạt động PXN/PTN). Và phải dừng ngay nếu phát hiện có yếu tố nào đó ảnh hưởng lên kết quả XN. Do vậy, phải có sự ngăn cách có hiệu quả giữa các khu vực có các hoạt động không tương thích ở gần nhau và các biện pháp phải được thực hiện nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tốt trong PXN/ PTN.
Trách nhiệm của người phụ trách An toàn hóa chất phòng thí nghiệm:
Người phụ trách và người thực hiện xét nghiệm đều phải chịu trách nhiệm về sự an toàn. Người phụ trách PXN/ PTN phải có trách nhiệm chính và phải chia sẻ quyền điều hành hoạt động an toàn cho trưởng labo. Sự quản lý an toàn PXN/ PTN được bắt đầu với việc viết bảnnội quy tuyệt đối của PXN/ PTN. Trưởng labo phải quản lý sự hoạt động an toàn tuyệt đối:
- Thiết lập phương pháp làm việc và biện pháp an toàn trong PXN/ PTN.
- Giám sát và hướng dẫn những người làm XN thực hiện công việc.
- Đưa ra thông tin an toàn PXN/ PTN, huấn luyện trang bị bảo hộ cá nhân.
- Cung cấp đầy đủ các thiết bị và tạo điều kiện thuận lợi để các kỹ thuật viên thực hiện.
- Người phụ trách cũng có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bản thân và các cộng sự.
Cơ chế nhắc nhở (call-up mechanismes) cũng được đặt lên hàng đầu, có thể ở các dạng bảng ghi, sổ ghi chép, kế hoạch công việc hàng ngày, các số liệu đưa vào máy tính. Sự làm việc hiệu quả, chuẩn xác và an toàn của kỹ thuật viên là yếu tố quyết định để đạt được một nơi làm việc không có sự cố và tai nạn.
Trách nhiệm của người làm xét nghiệm/ thí nghiệm.
- Hiểu biết và tuân theo các phương pháp làm việc trong PXN/ PTN đã được thiết lập.
- Phục tùng trưởng labo, nghiêm túc và chuẩn xác trong công việc.
- Nhanh chóng thông báo các tình trạng không an toàn trong labo.
- Cam kết thực hiện công việc an toàn và sử dụng các trang thiết bị bảo vệ các nhân.
Nhân viên phải thường xuyên đào tạo nhằm nâng cao khả năng thực hiện thông qua việc quản lý có hệ thống để đáp ứng mục tiêu cá nhân và PXN/ PTN. Vì hoạt động của một PXN/PTN không phải là một quá trình tĩnh và với mỗi sản phẩm mới đưa về, trang thiết bị hoặc phần mềm thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm một cách nghiêm trọng, nên cần thiết phải nâng cao kiến thức và kỹ năng vận hành đúng sản phẩm mới; việc đào tạo có thể tuỳ thuộc vào kinh phí, con người và cơ sở hiện tại của PXN/ PTN (đào tạo người hướng dẫn, đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngoài và không quên nhu cầu đào tạo là cái gì?)
An toàn về sử dụng trang thiết bị tại PXN/ PTN
Các trang thiết bị phải được chú ý đặc biệt về an toàn khi sử dụng trong PXN/ PTN. Người phụ trách phải đề ra các nội quy cho việc sử dụng an toàn các thiết bị, yêu cầu người sử dụng phảit tuân theo nội quy, quy chế để. PXN/ PTN phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ để lấy mẫu, thiết bị đo lường và dụng cụ cần thiết để thực hiện công việc XN và hiệu chuẩn.
Tất cả PXN/ PTN phải có bản ghi, chỉ dẫn nơi có vòi nước cứu hoả, nơi để dụng cụ chống cháy, các nhân viên PXN/ PTN phải tập huấn định kỳ và kiểm tra thao tác chính xác đối với thiết bị cứu hoả. Thiết bị phải được vận hành bởi những người uỷ quyền sử dụng thiết bị (bao gồm sổ tay hướng dẫn sử dụng thiết bị do các nhà sản xuất cung cấp).
Mỗi hạng mục của thiết bị và phần mềm sử dụng phải được nhận biết một cách thống nhất cho việc thử nghiệm để đạt được kết quả cao nhất. Phải có hồ sơ cho mỗi hạng mục thiết bị, và mỗi hồ sơ bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
Mã hoá hạng mục thiết bị và phần mềm của thiết bị, tên nhà sản xuất, nước sản xuất, hình thức nhận biết, số serie
Kiểm tra thiết bị phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật, nơi đặt thiết bị hiện nay(nếu thích hợp).
Hướng dẫn nhà sản xuất (nếu có), hoặc viện dẫn đến nơi đặt thiết bị.
Thời gian, kết quả và bản sao biên bản hoặc giấy chứng nhận của tất cả các lần hiệu chuẩn và điều chỉnh, chuẩn mực chấp nhận và ngày tháng hiệu chuẩn lần tới.
Kế hoạch bảo trì nếu thích hợp.
Kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng hướng tới đáp ứng các yêu cầu chất lượng (theo ISO 9000:2000)
Thiết bị bảo quản hoá chất.
Thiết bị an toàn dùng để bảo quản và thao tác các chất hoá học và các chất khí nén. Phải có các thủ tục cho việc vận chuyển, tiếp nhận, bảo vệ, lưu kho hoặc thanh lý các mãu thử nghiệm
Các bình an toàn: dùng vận chuyển acide, kiềm hoặc dung môi khác. Buồng an toàn dùng để bảo quản chất dể cháy, tủ lạnh hoăng buồng lạnh dùng bảo quản hoá chất dể cháy.
Chỉ một số hoá chất cần thiết dùng hàng ngày mới được để ngoài thiết bị bảo quản. PXN/ PTN nên có hệ thống mã hoá các mẫu thử nghiệm, việc mã hoá phải được duy trì tại PXN/ PTN trong suốt thời gian mẫu tồn tại ở đó. Hệ thống mã hoá phải được thiết kế và hoạt động sao cho mẫu không bị nhầm lẫn hoặc khi chuyển giao không bị lỗi.
Phải dùng giá đỡ hoặc bàn kẹp để vận chuyển bình khí nén và xe đẩy vận chuyển các bình lớn và PXN/ PTN phải có hồ sơ lưu trữ các thiết bị, hạng mục từ lớn đến bé.
Các trang thiết bị bảo vệ cá nhân
Các phần cơ thể hay bị tổn thương khi làm việc trong PXN/ PTN là mắt, da, đường hô hấp và tiêu hoá. Do vậy, việc sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân là rất cần thiết.
Kính mắt, kính bảo hộ, tấm che mặt hoặc cái tạp dề là những thiết bị bảo vệ mắt và mặt, các kính áp tròng không có tác dụng bảo vệ mắt nên không nên đeo khi làm việc PXN/ PTN, bất kỳ dung dịch nào bắn vào mắt phải rửa ngay bằng các dung dịch phù hợp.
Găng tay và ống tay bằng cao su sử dụng khi thao tác với các hoá chất ăn da, các găng tay nhựa latex cần sử dụng hàng ngày và găng tay polyvinyl có thể sử dụng thay thế cho người bị dị ứng với nhựa latex.
Các áo choàng trong PXN/ PTN phải có đủ độ dài, đủ khuy và được chế tạo từ chất không thấm chất lỏng, hoặc chất không cháy, một hay nhiều lớp tuỳ thuộc yêu cầu.
Đi ủng đúng tiêu chuẩn, khẩu trang được sử dụng trong quá trình làm việc, khi sử dụng các chất độc sinh học, hoá học hoặc độc chất khác, phải sử dụng khẩu trang đặc chủng phù hợp.
Lưu ý rằng bảo hộ cá nhân phải được cởi bỏ và sắp xếp ngăn nắp trước khi ra PXN/ PTN.
An toàn về sinh học (tránh nhiễm khuẩn trong PXN/ PTN)
Tất cả mẫu máu và dịch cơ thể phải được thu gom, vận chuyển và được sử dụng phải chú ý; các dụng cụ bảo vệ như găng tay, áo choàng, khẩu trang phải được sử dụng nếu hoá chất có thể bắn ra hoặc rơi vãi. Khi ly tâm các mẫu sinh học phải đậy nắp ống nghiệm và đậy nắp ly tâm tránh các hạt khí dung mang vi khuẩn lây bệnh phân tán ra không khí.
Vệ sinh cá nhân
Luôn đeo găng tay, mặc áo blouse trong PXN/ PTN, không mặc chúng đi vào phòng ăn, phòng họp, ra đường và về nhà, không ăn uống và hút thuốc lá trong PXN/ PTN.
Không để bất kỳ thức ăn, đồ uống nào trong tủ lạnh chứa bệnh phẩm, hoá chất. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi làm XN.
Sử dụng mask thích hợp cho từng PTN/PXN (nhiều lớp cách nhau, có chất hỗ trợ hút độc, bất động chất độc bằng than hoạt tính: Neomask (USA), Biomask , Singapore),..
Lấy mẫu bệnh phẩm
Các bệnh phẩm thông thường như máu, nước tiểu, dịch chọc dò, dịch não tuỷ của bệnh nhân đều có thể là nguyên nhân truyền bệnh do vi khuẩn, virus. Nên người làm XN phải:
Không sử dụng pipet hút bệnh phẩm trực tiếp bằng miệng (dùng quả bóp cao su hoặc loại tự động).
Khi có sự cố xảy ra như vỡ ống nghiệm ly tâm, tràn bắn các bệnh phẩm nhiễm khuẩn, mẫu máu ra bàn hoặc nền nhà PXN/ PTN, phải được làm sạch ngay. Việc làm sạch máy ly tâm phải tuân theo các bước:
Mặc áo choàng và đeo các thiết bị bảo vệ thích hợp, dùng kẹp gắp các mảnh thuỷ tinh vỡ.
Thấm dịch tràn bằng giấy thấm, rồi cho vào túi nilon. làm sạch các vị trí bẩn với các chất tẩy rửa thích hợp, khử trùng bằng các dung dịch tẩy trùng. Rửa vị trí nhiễm bẩn bằng nước máy thông thường. Bỏ tất cả dụng cụ, vật lây bẩn vào chỗ riêng.
Chỉ đóng nắp máy ly tâm khi buồng rotor trong máy đã khô.
Với mẫu bệnh phẩm đặc biệt: HIV, viêm gan B, C, E, virut cúm ác tính.. có quy định đặc biệt về thao tác xử lý.
An toàn về sử dụng hoá chất
Nhận biết các quy ước về nhãn mác
Các dấu hiệu để phân biệt các chất độc hại là điều quan trọng không chỉ để cảnh báo các KTV về chất độc có hiệu lực mà còn phân biệt chất đặc biệt có thể gây nên tình trạng khẩn cấp như chất cháy nổ. Các nhà chuyên môn quy định ký hiệu màu sắc phía trên nhãn để phân biệt các loại chất độc hại, chỉ cần nhìn qua cũng có thể biết được chất đó thuộc tính chất gì.
- Màu xanh da trời: hoá chất có hại cho sức khoẻ về đường hô hấp, tiêu hoá, hấp thụ qua da.
- Màu đỏ: loại chất dể cháy, bảo quản cách xa các chất đó.
- Màu vàng: chất dể phản ứng và dể oxy hoá, có thể phản ứng mạnh với không khí, nước hoặc hoá chất khác, cần bảo quản cách xa các chất dể cháy và các chất khác.
- Màu trắng: chất ăn mòn, có thể hại cho da, mắt hoặc niêm mạc nên phải bảo quản cách xa các loại chất được ký hiệu màu xanh, đỏ, vàng.
- Màu xám: loại chất ít độc, bảo quản như các chất hoá học thông thường.
Lưu trữ và sử dụng hoá chất
Để tránh nhầm lẫn và các sự cố khi sử dụng hoá chất độc hại. Phải có hiểu biết về đặc tính hoá chất sử dụng, điều này quan trọng khi vận chuyển, pha chế vì một số rất độc và dể nổ. VD: acide acetic không pha với acide chromic, acid nitric; chất lỏng dể cháy không pha với nước oxy già (H2O2), acid nitric.
Cần sắp xếp, bảo quản, đặt để hoá chất theo số lượng và đặc tính hoá chất để tránh sự cố. Các hoá chất thường dùng phải sắp xếp riêng. Việc sắp xếp không nên dựa theo vần A, B, C mà đòi hỏi xếp theo đặc tính hoá chất. Các hoá chất sau đây được xếp riêng rẻ.
- Chất lỏng dể cháy.
- Chất phản ứng với không khí.
- Chất phản ứng (cần bảo quản lạnh)
- Chất không ổn định (dể nổ)
- Acide vô cơ.
- Chất rắn dể cháy
- Chất có thể cháy.
- Chất oxy hoá
- Acid perchloric
- Chất phản ứng với nước
Các chất dể cháy và các chất có khả năng gây cháy:
Các chất lỏng dể cháy sử dụng rất nhiều hàng ngày trong PXN/ PTN là chất nguy hiểm vì chúng dễ cháy hoặc dễ gây nổ. Chúng được xếp loại theo điểm bốc cháy.
Chất lỏng dễ cháy có nhiệt độ bốc cháy < 37,80C.
Chất có khả năng cháy có điểm bốc cháy ở nhiệt độ ³ 37,80C.
Một số chất dể cháy và có khả năng cháy
Thường được sử dụng làaceton, benzen, ethanol, heptal, isopropanol, methanol, toluen, xylen. Ngoài ra, một số chất dể cháy dạng khí và rắn như parafine. Trước khi mở nút chai chứa chất dễ cháy trực tiếp cần tránh xa ngọn lửa 2-3m, không được đun bình chứa chất dễ cháy trực tiếp trên ngọn lửa mà phải đun cách thuỷ hoặc đun trên bếp điện kín.
Các chất ăn mòn
Các chất ăn mòn gồm các acid (acid acetic, acid sulfuric, acid nitric, HCl), hoặc các chất kiềm mạnh (NH4OH, NaOH, KOH).
Không được dùng pipette hút trực tiếp bằng miệng các chất ăn mòn này, phải dùng quả bóp cao su hay tự động. Khi đổ, rót dung dịch ăn mòn phải thận trọng, làm thấp dưới tầm mắt và luôn đeo kính bảo vệ. Việc hoà tan chất ăn mòn ở thể rắn, thể đặc (VD: hoà NaOH vào nước hoặc hoà loãng các acide đặc) phải thận trọng vì phản ứng toả nhiệt, có thể gây bỏng.
Chú ý: Khi hoà loãng acid phải đổ acid vào nước để lượng acid bao giờ cũng ít hơn nước và phải đổ từ từ. Không được đổ nước vào acide vì sẽ gây toả nhiệt lớn, vỡ bình, bắn acid ra.
Nếu lỡ hút phải acid thì dùng dung dịch NaHCO3 3% xúc miệng và xúc lại nước sạch.
Nếu lỡ hút phải kiềm, xúc miệng hoặc rửa bằng acide acetic 1%, sau đó xúc miệng hoặc rửa bằng nước sạch nhiều lần
Các hoá chất có độc tính cấp.
Là những chất có thể gây chết người hoặc gây bệnh nếu ăn phải, uống phải, ngửi phải hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da, mắt; những chất độc phổ biến thường là kali cyanur, Hg(NO3) chloroform, methanol, thiosemicarbazide cần thận trọng khi thao tác hoặc tiếp xúc.
Các chất gây ung thư
Trong PXN/ PTN, một số hoá chất đã được xác định là chất gây ung thư. Vì vậy, hiểu rõ bản chất, thành phần của chất/ hợp chất đó là điều quan trọng.
Chất gây ung thư và gây đột biến phân tử dùng ở PXN/ PTN sau: amiăng, benzidin, B-naphthylamin, thionin, acridin, azid, nitrit, phenol, DDT, dieldrin, ozon, ethidium bromide.
Đối với các khí nén
Các khí nén thường được sử dụng trong PXN/PTN như oxy, CO2, N2, acetyl, propan, butan, … để làm XN hoặc để đun nấu, có thể gây cháy nổ hoặc gây ngạt, tổn thương cơ năng. một số yêu cầu đối với việc sử dụng các khí nén là:
Phải nắm rõ đặc tính các khí nén ta sử dụng. Các bình khí luôn để thẳng đứng và luôn đóng kín. Bình hết khí phải ghi rõ là Bình rỗng trên vỏ bình. Không bao giờ đặt chất lỏng dễ cháy và các bình khí nén cùng chỗ.
Phải sử dụng các van điều chỉnh đúng với loại khí được sử dụng. Không được tuỳ tiện thử sử dụng đóng, mở van khí nén bằng bộ phận khi không cho phép. Không được tháo bỏ nắp bảo vệ của bình khí nén khi chưa sử dụng bình khí.
Không được để đóng băng hoặc đóng quá chặt van bình khí. Phải sử dụng các xe đẩy để vận chuyển các bình khí nén.
Phải luôn luôn kiểm tra tình trạng an toàn bình khí và định kỳ xem có sự rò rỉ khí hay không? thường xuyên yêu cầu đo nồng độ các chất độc đang sử dụng trong PTN/ PXN.
An toàn về thiết bị điện
PXN/PTN nào cũng sử dụng nhiều thiết bị điện, máy móc. Điện giật có thể gây chết, sốc điện, cháy, bỏng điện. Vì vậy, không đặt các thiết bị điện nơi ẩm thấp, ướt, phải kiểm tra các dây điện bị rách, gãy, lộ lõi đồng, phải kiểm tra ngay khi thiết bị có phát ra âm thanh to.
Cần thận trọng khi sử dụng thiết bị điện có điện thế cao. Các thiết bị điện phảit có dây tiếp đất. Không bao giờ vận hành thiết bị điện với bàn tay ướt mà phải dùng que gỗ;khi lắp đặt chú ý liệu dây điện có tương thích với thiết bị định sử dụng hay không?
Phải biết chính xác chỗ đặt cầu dao chính trong PXN/ PTN. Khi điện giật lập tức ngắt cầu dao, hoặc nhanh chóng làm thế nào để dùng nguồn điện, cấp cứu người bị giật điện kịp thời và đưa ngay vào viện. Nên có các bộ nguồn điện tự ngắt điện khi có sự cố.
Phải thiết kế vòi nước và bình chữa cháy CO2, thùng hay bồn chứa cát chống cháy. Phải biết phát tín hiệu hoặc gọi các đồng nghiệp và mọi người xung quanh đến ứng cứu cùng mình.
An toàn về phóng xạ
Nhiều hoá chất sử dụng trong các PXN/ PTN có hoạt tính phóng xạ: methyl H-thymidin, uridin, nên khi thao tác hay vận hành các bước có liên quan với chúng, nên:
Khi thao tác với chất phóng xạ phải đội mũ bảo hiểm, áo choàng, mang mask, đi găng và ủng, đeo kính.
Phải hết sức cẩn thận để tránh rơi vãi, khi XN xong, tất cả chất phóng xạ phải được thu gom để khu vực riêng, dấu hiệu quy định rõ và rửa sạch theo một quy trình riêng biệt hoặc khi đổ, vỡ dụng cụ chứa chất phóng xạ, lập tức thông báo cơ quan chuyên trách xử lý.
Thường xuyên kiểm tra việc ô nhiễm phóng xạ và khử phóng xạ theo quy định. Số lượng chất phóng xạ nhập xuất phải có ghi chép báo cão rõ.
Người làm nghiên cứu với các chất phóng xạ nên được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và XN máu 6 tháng 1 lần, nếu đảm bảo sức khoẻ mới được tiếp tục làm việc với chất phóng xạ.
Nói tóm lại, đảm bảo an toàn sinh học PXN/ PTN, XNV cần tuân thủ các điều sau đây:
Tạo thói quen làm việc khoa học.
Mặc áo blouse, đeo găng tay, tóc gọn gàng. Không ăn uống, hút thuốc lá trong PXN/ PTN.
Không bao giờ dùng pipet hút dung dịch qua miệng.
Rửa tay thường xuyên khi xong việc.
Giữ gìn ngăn nắp sạch sẽ nơi làm việc
Không để lộn xộn các thiết bị thí nghiệm, luôn giữ sạch sẽ và ngăn nắp; các hoá chất để đúng chỗ, dùng xong xếp gọn đúng nơi quy định.
Ghi nhãn thuốc và hoá chất, dung dịch rõ ràng; đặc biệt, ghi nhãn báo hiệu nguy hiểm khi sử dụng các chất độc hại, có khu vực riêng.
Thực hiện các thao tác kỹ thuật đủ, đúng nội dung
Không vận hành máy khi không quen dùng, hoặc chưa hiểu biết và chưa được phép dùng.
Đọc kỹ nhãn hiệu và hướng dẫn trước khi dùng. Phải hiểu rõ tính năng của thiết bị. Không nên tự ý sử dụng thiết bị PXN/PTN để làm việc riêng cho cá nhân và gia đình.
Phải sử dụng trang thiết bị an toàn các nhân thích hợp khi làm việc với hoá chất độc. Pha chế, vận chuyển hoá chất thận trọng.
Hiểu quy trình sơ, cấp cứu khi có sự cố.
An ninh đối với phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm
Nhìn chung, người thiết kế và quản lý PTN/ PXN phải chứng minh tính thống nhất trong thiết kế và điều hành để đảm bảo an ninh vì các lý do sau:
PXN/ PTN có thể liên quan đến xác định hoặc kiểm tra thuốc phiện hoặc hoá chất, dẫn xuất từ gốc opi và chúng có thể bị lấy cắp bởi nhiều lý do. Các thiết bị đắt tiền mà bọn trộm thường đột nhập vào PXN/ PTN và sau đó phá hỏng các thiết bị hoặc tiện nghi hiện có.
Trong một số PXN/ PTN, các mẫu thử chuẩn bị cho thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn thường rất có giá trị và đôi khi không thể thay thế được, do vậy chúng cần được bảo vệ.
Nhân viên làm việc ban đêm, đặc biệt là các phòng XN riêng lẽ, cách biệt dễ có nguy cơ. Họ không những được bảo vệ đề phòng bị tấn công mà còn phải cung cấp các trang bị cần thiết để gọi giúp đỡ trong các trường hợp khẩn cấp.
Bình luận