Đóng menu x

Checklist tự Kiểm Tra An Toàn vệ sinh lao động

Checklist tự Kiểm Tra An Toàn vệ sinh lao động

Checklist tự Kiểm Tra An Toàn vệ sinh lao động là một công cụ giúp cho cán bộ phụ trách dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc

SÀN VÀ LỐI ĐI

  • Các lối đi và cầu thang có được thông thoáng, không có chướng ngại vật hay không?
  • Có xô và cây lau nhà để lau dọn những chất vương vãi để không ai bị trượt té hay không?
  • Có sử dụng thảm không trượt, lưới chống trượt hay lớp phủ chống trượt tại những khu vực ẩm ướt để phòng ngừa trượt té hay không?
  • Các cầu thang có thanh tay vịn hay không?
  • Nền trải thảm và những tấm thảm có gây ra những nguy cơ trượt té hay không?

THANG XẾP VÀ BẢO VỆ CHỐNG TÉ NGÃ

  • Thang xếp phù hợp có được cung cấp cho công việc và còn trong tình trạng tốt hay không?
  • Chúng có được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng hay không?
  • Thang xếp có chân đứng an toàn hay không?
  • Thang xếp không kim loại có được sử dụng khi có nguy cơ bị điện giật hay không?
  • Người lao động phụ trách bảo trì, người lao động phụ trách vệ sinh tạp dịch và những người lao động khác có được tập huấn về việc sử dụng an toàn thang xếp khi cần thiết hay không?
  • Nếu công việc được thực hiện tại một vị trí làm việc được nâng lên (trên 30 inch, hay 49 inch nếu mặt sàn không thuộc toà nhà), lan can bảo vệ có được lắp đặt hay không?
  • Nhân viên có được dùng ghế đứng cao khi cần thiết hay không? Họ có được hướng dẫn không
    được đứng trên những bề mặt hay đồ đạc không an toàn hay không?

AN TOÀN PHÒNG CHÁY

  • Có ít nhất hai cửa thoát hiểm khi hoả hoạn cho mỗi toà nhà hay không? (Kiểm tra với sở phòng cháy tại địa phương của quý vị để biết những khuyến cáo của họ.)
  • Các cửa thoát hiểm khi hoả hoạn có được đánh dấu rõ ràng và đường đi đến các cửa thoát hiểm có thông thoáng hay không?
  • Người lao động có được chỉ dẫn việc cần phải làm khi xảy ra hoả hoạn hay trường hợp cấp cứu khác không?
  • Có các bình chữa cháy đúng loại tại hoặc gần mỗi khu vực làm việc hay không?
  • Vị trí của các bình chữa cháy có được đánh dấu rõ ràng hay không?
  • Các bình chữa cháy có nhãn kiểm tra mới nhất, và chúng có được kiểm tra bên ngoài hàng tháng hay không?
    Nếu người lao động được phép sử dụng bình chữa cháy xách tay, những người lao động này có từng được tập huấn về cách sử dụng chúng hay không? (Việc tập huấn hàng năm được yêu cầu đối với mọi người lao động được phép sử dụng bình chữa cháy xách tay.)
  • Hệ thống báo động hoả hoạn và hệ thống phun chống cháy có được kiểm tra thường xuyên
    hay không?
  • Có những buổi tập luyện phòng cháy thường kỳ hay không?

NGUY CƠ VỀ ĐIỆN

Người lao động sử dụng máy móc có từng được chỉ dẫn cách nhận biết khi một máy không
được vận hành và được gắn nhãn cảnh báo (mất điện, không được vận hành và máy được gắn nhãn cảnh báo) hay không?
Các dây điện có còn trong tình trạng tốt (không bị xơ tước hay hư hỏng khác) hay không?
Dụng cụ điện và thiết bị khác có còn trong tình trạng tốt hay không?
Tất cả thiết bị điện, bao gồm cả dụng cụ điện, có được tiếp đất đúng cách hay không?
Có đủ ổ cắm điện để không phải sử dụng dây nối hay không?
Các dây điện có được lắp đặt tránh xa những khu vực có thể gây vướng vấp, hoặc nơi chúng có thể bị làm hỏng hay không?

ÁNH SÁNG
Có đủ ánh sáng trên toàn bộ nơi làm việc, bao gồm cả bên ngoài, hay không?
Khu vực xung quanh tất cả máy móc có đủ ánh sáng hay không?
Đường đi và bãi đậu xe bên ngoài có được lắp đặt đủ ánh sáng vào ban đêm hay không?

BẢO VỆ MÁY VÀ AN TOÀN CƠ KHÍ
Máy móc có được lắp đặt chắc chắn xuống nền nhà hay không?
Máy móc có được gắn thiết bị bảo vệ hay không?
Người lao động có được yêu cầu báo cáo cho giám sát viên về những trường hợp máy móc thiếu thiết bị bảo vệ hay không?
Người lao động có biết cách tắt máy trong trường hợp cấp cứu hay không?
Người lao động có từng được tập huấn về cách làm việc một cách an toàn khi ở gần máy móc hay không?
Các cầu dao ngắt điện trong trường hợp cấp cứu có dễ dàng được tìm thấy và xác định, và người lao động có biết vị trí của chúng hay không?

VẤN ĐỀ AN TOÀN KHÁC
Các bề mặt nóng có được che chắn để phòng ngừa trường hợp tiếp xúc ngẫu nhiên hay không?
Những vật thể sắc bén có được cất đúng cách để chúng không trở thành một nguy cơ hay không?
Đồ đạc và thiết bị có được trang bị giảm chấn hoặc ngàm hay không?
Hệ thống quầy kệ có được gắn chắc chắn vào tường hay không?
Có hệ thống an ninh để ngăn ngừa những kẻ xâm nhập mà có thể vào tấn công tại nơi làm việc hay không?

NGUY CƠ HOÁ CHẤT
Các hoá chất (bao gồm cả thuốc diệt sâu bọ, dung môi, và sản phẩm tẩy rửa) có được dán nhãn và cất giữ đúng cách hay không?
Những chất lỏng dễ cháy và dễ bắt lửa bên trong những toà nhà có được cất giữ trong tủ đựng chất lỏng dễ cháy hay không?

Việc kiểm kê có được thực hiện đối với những hoá chất độc hại được sử dụng tại nơi làm việc hay không?
Những Tờ Dữ Kiện An Toàn Vật Liệu (Material Safety Data Sheets – MSDS) có được lấy đầy đủ cho mọi hoá chất mà quý vị sử dụng hay không?
Việc giám sát có được thực hiện để bảo đảm các cấp độ phơi nhiễm nằm trong phạm vi hợp pháp hay không?
Hồ sơ về kết quả giám sát có được cung cấp cho người lao động hay không?
Người lao động có được cho biết nơi cất giữ những Tờ Dữ Kiện An Toàn Vật Liệu về hoá chất hay không?
Có hệ thống thông gió đầy đủ để duy trì ở mức thấp nhất có thể các lớp bụi bặm, hơi nước, khí đốt, và khói hay không ?
Có hệ thống thông gió xả khí tại chỗ (như nắp đậy khói) tại các trạm làm việc khi hoá chất độc hại được sử dụng, và được kiểm tra thường xuyên hay không?
Việc tập huấn hàng năm có được tiến hành cho mọi người lao động mà sử dụng hoá chất hay không?

NGUY CƠ SINH HỌC, HỆ THỐNG VỆ SINH, VÀ CÔNG VIỆC NỘI DỊCH
Trang thiết bị nhà vệ sinh có được cung cấp đầy đủ và bảo trì tốt hay không?
Có bồn rửa tay với nước nóng và lạnh, và khăn lau tay dùng một lần hay không?
Các loài côn trùng và gặm nhấm có được kiểm soát đầy đủ hay không?
Có khu vực ăn uống sạch sẽ tách rời với khu vực làm việc và cất trữ hoá chất hay không?
Có đủ thùng đựng rác và chúng được bảo quản tốt, không rò rỉ, và được thường xuyên đổ đi hay không?

NGUY CƠ CÔNG THÁI HỌC

  • Người lao động có được trợ giúp khi nâng nhấc hơn 30 pounds (theo như khuyến cáo của NIOSH) hay không?
  • Người lao động có được tập huấn về những phương pháp nâng nhấc đúng cách hay không?
  • Có thiết bị máy móc nâng nhấc khi cần thiết hay không?
  • Những công việc mà cần những động tác lặp lại có được thay đổi hoặc luân phiên hay không?
  • Các trạm làm việc với máy tính có được thiết kế để phòng tránh những tư thế bất tiện và làm cho phù hợp với nhu cầu của từng người lao động hay không?
  • Người lao động có thể tránh được tư thế đứng hay ngồi trong những khoảng thời gian dài hay không?

TIẾNG ỒN

  • Người lao động có cảm thấy các cấp độ tiếng ồn là dễ chịu hay không?
  • Có chương trình nào nhằm giảm tiếng ồn hay không?
  • Người lao động có biết việc bảo vệ thính giác cần thiết khi nào và ở đâu hay không?

THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN
Thiết bị bảo vệ cá nhân (Personal Protective Equipment -PPE) (bộ quần áo bảo hộ, găng tay, thiết
bị bảo vệ mắt, mặt nạ phòng hơi độc, nút bịt lỗ tai, v.v…) có được cung cấp khi cần hay không?
Người lao động sử dụng PPE có được tập huấn về cách sử dụng nó đúng cách hay không?
PPE có được làm sạch, bảo quản và cất giữ đúng cách hay không?
Có nhiều kích cỡ PPE để có thể phù hợp cho nhiều người lao động khác nhau hay không?
Nếu mặt nạ phòng hợi độc được sử dụng, người lao động có được kiểm tra độ vừa vặn và được tập huấn về những yếu tố trong bản Chương Trình Bảo Vệ Hô Hấp hay không?

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TẠI NƠI LÀM VIỆC

  • Nơi làm việc có bản Chương Trình Phòng Ngừa Chấn Thương và Bệnh Tật (Injury and Illness Prevention Program – IIPP) được viết ra theo như yêu cầu của Cal/OSHA, và có một người chịu trách nhiệm được xác định hay không?
  • Mọi người lao động có được tập huấn về sức khoẻ và an toàn hay không?
  • Có người nào tại nơi làm việc được tập huấn về sơ cứu và CPR hay không? Ai?
  • Có bản Kế Hoạch Hành Động Khẩn Cấp và mọi người lao động đã được tập huấn về việc cần làm trong trường hợp cấp cứu hay không?

Bình luận

Tel: 090306 3599