Đóng menu x

NGHIÊN CỨU VỀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN: ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU VỀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN: ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU VỀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN: ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
A STUDY ON EDUCATION AND TRAINING COURSES IN OIL POLLUTION RESPONSE AT SEA: RECOMMENDED TO APPLY INVIETNAM
PHAN VĂN HƯNG*, NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
*Email liên hệ: phanvanhung@vimaru.edu.vn
Tóm tắt:
Ô nhiễm dầu trên biển đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của công chúng, các nhà chức trách bởi vì tần xuất xảy ra cao trên các vùng biển Việt Nam và gây ra những hệ quả lâu dài đối với môi trường, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Nâng cao năng lực của các chuyên gia trong ứng phó sự cố tràn dầu là việc làm cấp thiết để giảm thiểu tới mức thấp nhất các ảnh hưởng khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra. Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đưa ra kế hoạch sửa đổi chương trình đào tạo, huấn luyện (OPRC Model course) để nâng cao năng lực các chuyên gia trong ứng phó sự cố tràn dầu. Bài viết phân tích hiện trạng đào tạo huấn luyện tại Việt Nam, so sánh với các khóa sửa đổi của IMO, các khóa huấn luyện của GRN, từ đó đề xuất phương án xây dựng các khóa đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ứng phó sự cố tràn dầu.
Từ khóa:Ô nhiễm dầu trên biển, ứng phó tràn dầu, đào tạo và huấn luyện.
Abstract
Marine oil pollution is a matter of high interest to the public and authorities, because of the high frequency of occurrence in the waters of Vietnam and resulting in the long-term consequencesfor the environment and socio-economic.Improving the capabilities of oil spill response personnel are urgently needed to minimize the effects of oil pollution incidents. The International Maritime Organization (IMO) has planed an OPRC Model course to enhance the capacity of oil spill response personnel. The article analyzes the current status of education and training in Vietnam, comparing with revied IMO model course, the GRN training program, which suggests several options in line to develop education and training programs, improving the quality of manpowerin oil spill response.
Keywords:Marine oil pollution, oil spill response, education and training
1. Đặt vấn đề
Khi thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược phát triển kinh tế biển, Việt Nam đã chú trọng đến pháp luật bảo vệ môi trường biển được thể hiện ở Điều 11, 17,18, 25, 29, và 78 của Hiến pháp năm 1992, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (2008), Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 (2015), Luật Thủy sản 2003, Luật Dầu khí 1993 (2013), Luật Tài nguyên Môi trường Biển và Hải đảo 2015, Luật Biển Việt Nam 2012, Luật Tài nguyên nước 2012, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (2014). Đã có những bước phát triển mạnh trong công tác ứng phó ô nhiễm dầu trên biển và nguồn nhân lực ứng phó đã trải qua nhiều sự cố tràn dầu lớn, nhỏ trong thời gian qua.
Nguy cơ xảy ra ô nhiễm dầu trên biển cũng gia tăng khi lượng dầu mỏ và các sản phẩm dầu được vận chuyển trên biển gia tăng. Có 79 vụ ô nhiễm dầu xảy ra trên biển Việt Nam trong 20 năm qua (1996-2015), làm tràn ra môi trường biển khoảng 15648 tấn dầu [1]. Đặc biệt trong 5 năm qua (2011-2015) lượng dầu tràn ra biển đã giảm, trung bình 294 tấn/năm so với 689 tấn/năm từ năm 1996 đến 2015. Có thể thấy rằng đã có sự giảm thiểu các thiệt hại do ô nhiễm dầu khi thì hành các biện pháp ứng cứu, kiểm soát tai nạn ô nhiễm dầu để nhanh chóng chuyển tải, thu gom lượng dầu chứa trong các tàu bị tai nạn cũng như lượng dầu bị tràn trên biển. Việt Nam may mắn chưa phải chứng kiến các sự cố tràn dầu lớn như Atlantic Empress, ABT Summer, Amoco Cadiz, Haven, Odyssey, Torrey Canyon, Exxon Valdez. Những sự cố ô nhiễm quy mô lớn này không chỉ gây ô nhiễm biển mà còn gây thiệt hại lớn cho người dân địa phương trong khai thác và sử dụng biển và hải đảo, phá hủy các hệ sinh thái, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, hàng hải… Để giảm thiểu tối đa các thiệt hại như vậy, điều quan trọng hơn cả là phải có các phản ứng nhanh chóng ngay khi sự cố ô nhiễm xảy ra và khả năng của người chỉ huy hiện trường để đưa ra các quyết định nhanh chóng là yêu cầu bắt buộc.

Nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu trên biển có thể được chia thành những nhân viên ứng phó hiện trường, những người chỉ huy và các nhà quản lý cấp trên. Trong đó, nhân viên ứng phó hiện trường tại các cơ sở phòng ngừa ô nhiễm dầu được yêu cầu khả năng phản ứng nhanh tại hiện trường, người chỉ huy hiện trường nhanh chóng xác định các điều kiện tại hiện trường, đánh giá và đưa ra kế hoạch kiểm soát sự cố là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra, người chỉ huy hiện trường còn có trách nhiệm báo cáo các nhà quản lý cấp trên, công bố thông tin tới công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.

Điều 8, Quy chế Hoạt động Ứng phó Sự cố Tràn dầuđược Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg quy định “Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu chuyên ngành cho cấp khu vực và quốc gia”. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa xây dựng chương trình đào tạo huấn luyện hoàn chỉnh. Các cán bộ, nhân viên ứng phó sự cố tràn dầu tại các trung tâm, đơn vị được đào tạo thông qua các đợt tập huấn ở mức độ tổng quan.
Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu các khóa đào tạo, huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu. theo hướng dẫn của IMO và mạng lưới ứng phó toàn cầu (GRN), từ đó đề xuất các bước xây dựng khóa đào tạo ứng phó sự cố tràn dầu phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
2. Tổng quan về công tác đào tạo huấn luyện ứng phó tràn dầu trên biển
2.3. Công tác đào tạo và huấn luyện chuyên gia ứng phó sự cố tràn dầu tại Việt Nam
Trong thời gian qua, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu trên biển nói riêng đang được các cấp chính quyền đặt biệt quan tâm. Minh chứng là các văn bản pháp luật quan trọng quy định về ứng phó sự cố tràn dầu như: Thông tư 2262/TT-MTG ngày 29/12/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc khắc phục sự cố tràn dầu. Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 phê duyệt Kếhoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2020;Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg, ngày 12/5/2005 ban hành quychế họat động ứng phó sự cố tràn dầu; Quyết định số 02/2013/QĐ-ngày 14/1/2013 của Thủ Tướng Chính phủ Quy định về ứng phó sự cố tràn dầu, đã giao cho Ủy ban Quốc gia về Tìm kiếm và Cứu nạn và các tổ chức chuyên môn có trách nhiệm quản lý sự cố tràn dầu. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13. Luật đã dành riêng Chương VI, Kiểm soát ô nhiễm, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc và nhận chìm ở biển, gồm 3 mục, 22 điều (từ Điều 42 đến Điều 63).
Đặc biệt, Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 của Thủ Tướng Chính phủ, đã quy định về đào tạo, huấn luyện để xây dựng nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu tại Điều 8, Điều 39(4), Điều 43(4), Điều 44(5). Việt Nam đã thamgia phụ lục I và II Công ước MARPOL 73/78 từ ngày 29/5/1991, các phụ lục III, IV, V và VI Việt Nam tham gia ngày 19/12/2014, đây là một bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam. Cùng với đó là nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường cũng đang được cải thiện nhanh trong thời gian qua. Đến nay, đã có một số trung tâm/đơn vị có tổ chức các khóa đào tạo tập huấn về kĩ năng ứng phó sự cố tràn dầu (theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013), đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu (theo Thông tư số 43/2014/TT-BTNMT) như: Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu Miền Nam -NASOS, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu Miền Bắc, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu Miền Trung, Công ty SOS Environment, Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường –ESE. Các khóa đào tạo/tập huấn này được tổ chức hàng năm ở hầu hết các tỉnh ven biển, với thời lượng ngắn, từ 1 đến 2 ngày. Nội dung của các khóa học được xây dựng theo từng đợt tập huấn. Ví dụ, khóa Huấn luyện nghiệp vụ Ứng phó sự cố tràn dầu do Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Khu vực miền Bắc, Công ty 128 Hải quân tổ chức tại Hải Phòng. Khóa huấn luyện có các nội dung: Giới thiệu tổng quan về sự cố tràn dầu; Tác động của sự cố tràn dầu đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;Các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Giới thiệu về trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có; Các phương pháp thả, thu phao quây dầu trên sông, biển, tham quan lắp đặt và triển khai các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu.
Bảng 2. Một số khóa Đào tạo và huấn luyện ƯPSCTD tại Việt Nam
Tên khóa đào tạo huấn luyện Nội dung Đơn vị tổ chức
Chương trình huấn luyện GOT Training VIII thuộc khuôn khổ của chương trình hợp tác ứng phó tràn dầu vùng vịnh Thái Lan  – Hướng dẫn làm sạch đường bờ.

– Lựa chọn phương pháp ứng phó phù hợp thông   qua việc sử dụng kỹ thuật phân tích lợi ích mạng   lưới môi trường.

– Hướng dẫn xây dựng đề cương KHUPSCTD   cấp cơ sở.

– Các bài giảng và bài tập nhóm.Tham gia khảo   sát đường bờ

 Trung tâm ứng phó sự cố  tràn dầu khu vực miền Nam -NASOS phối hợp với Ban ATCL Tổng Công ty PV Drilling
Chương trình huấn luyện GOT Training IX thuộc khuôn khổ của chương trình hợp tác ứng phó tràn dầu vùng vịnh Thái Lan  – Các chiến lược ứng phó sự cố tràn dầu và   công cụ hỗ trợ cho việc lựa chọn chiến lược (Bản   đồ nhạy cảm tràn dầu, Phần mềm mô hình   hóa cho công tác ứng phó và chuẩn bị ứng phó sự   cố khẩn cấp).

– Cách thức tổ chức lực lượng trong ứng phó sự   cố tràn dầu.

– Hướng dẫn kỹ thuật làm sạch đường bờ và triển   khai các phương tiện ứng phó tràn dầu ngoài   hiện trường

– Công tác quản lý hậu cần và khắc phục hậu   quả từ sự cố tràn dầu

 Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam -NASOS phối hợp với Ban ATCL Tổng Công ty PV Drilling.
Huấn luyện nghiệp vụ Ứng phó sự cố tràn dầu  – Giới thiệu tổng quan về sự cố tràn dầu.

– Tác động của sự cố tràn dầu đến điều kiện   tự nhiên, kinh tế, xã hội

– Các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

– Giới thiệu về trang thiết bị ứng phó sự cố   tràn dầu hiện có

– Các phương pháp thả, thu phao quây dầu trên   sông, biển, tham quan lắp đặt và triển khai các t   trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu.

Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Khu vực miền Bắc, Công ty 128 Hải quân.
Phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu  – Giới thiệu tổng quan vềxăng  dầu.

– Pháp luật liên quan xăng dầu.

– Đánh giá rủi ro tràn dầu.

– Các kịch bản tràn dầu khẩn cấp.

– Lực lượng ứng phó.

– Kỹ thuật ứng phó tràn dầu.

– Duy trì và chuẩn bị sẵn sàng đánh giá.

– Hoá chất điển hình

Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường – ESE.
Lựa chọn phương pháp ứng phó phù hợp thông qua việc sử dụng kỹ thuật phân tích lợi ích mạng lưới môi trường; Hướng dẫn xây dựng đề cương KHUPSCTD cấp cơ sở; Các bài giảng và bài tập nhóm;Tham gia khảo sát đường bờ. Khóa đào tạo của chính quyền các tỉnh ven biển tập trung giới thiệu về pháp luật trong ứng phó sự cố tràn dầu, hệ thống ứng phó và dọn dẹp đường bờ hay khóa đào tạo cơ bản về sử dụng các thiết bị bảo vệ con người trong ứng phó sự cố tràn dầu.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 59-8/2019
Liên hệ tư vấn: Xây dựng Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu, Đào tạo huấn luyện, Diễn tập Ứng phó sự cố tràn dầu phù hợp với từng doanh nghiệp tại Trung tâm Ứng phó sự cố An toàn môi trường (ESE).

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG (ESE)
Số 05B Phổ Quang, Phường 02, Quận Tân Bình, TP.HCM
0938 497 066 – anhtuyet@ungphosuco.vn (Ms.Tuyết)

Bình luận

Tel: 090306 3599