Biện pháp ứng phó sự cố vật liệu nguy hiểm
Biện pháp ứng phó sự cố vật liệu nguy hiểm là kế hoạch phòng ngừa những tai nạn hoặc mối nguy do vật liệu nguy hiểm gây ra. Trong trường hợp các nhà máy và cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng và sản xuất các chất liên quan vật liệu nguy hiểm.
Phần lớn các chất hóa học được sử dụng hoặc sản xuất trong cơ sở sản xuất kinh doanh đều liên quan đến vấn đề về sức khỏe hay mối nguy cho cơ thể con người. Những mối nguy này là tác nhân trước mắt hoặc tác nhân tiềm ẩn ảnh hưởng đến con người, môi trường làm việc, cộng đồng và môi trường xung quanh. Do đó, xây dựng Biện pháp ứng phó sự cố vật liệu nguy hiểm là việc làm cấp thiết hơn cả.
Một số hóa chất có đặc tính độc hại được xem là vật liệu nguy hiểm. Các đặc tính đó bao gồm:
- Thuốc nổ
- Chất dễ cháy – Những nơi sản xuất, lưu trữ chất dễ cháy
- Chất dễ nổ – Những nơi sản xuất, lưu trữ chất nổ
- Chất độc/Hóa chất độc – Những nơi sản xuất, lưu trữ chất độc/hóa chất độc
- Các chất phóng xạ.
Sự cố vật liệu nguy hiểm xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chưa đào tạo nhận thức đúng mức cho nhân lực. Bên cạnh đó, là chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch biện pháp ứng phó sự cố vật liệu nguy hiểm.
Biện pháp ứng phó sự cố vật liệu nguy hiểm có thể chia ra 3 giai đoạn như sau:
- Trước khi xảy ra sự cố: Nên xây dựng nguồn lực và trang thiết bị ứng phó khẩn cấp. Lập kế hoạch khẩn cấp và thường xuyên diễn tập ứng phó sự cố thực tế.
- Khi có sự cố xảy ra:
- Sơ tán ngay lập tức theo hiệu lệnh. Liên tục nghe đài hoặc ti vi để biết thông tin về các tuyến đường sơ tán. Đi theo các tuyến đường do cơ quan có thẩm quyền khuyến nghị.
- Nếu bị mắc kẹt bên ngoài: Hãy ở phía đầu nguồn, trên cao và ngược hướng gió! Nhìn chung, hãy cố gắng đi xa ít nhất nửa dặm (thông thường là 8-10 khối nhà ở thành phố) khỏi vùng nguy hiểm. Tránh xa hiện trường vụ tai nạn và giúp giữ những người khác tránh xa.
- Nếu kẹt trong phương tiện có động cơ: Dừng lại và tìm nơi trú ẩn trong một tòa nhà kiên cố.
- Ở trong nhà/tòa nhà: Đóng và khóa tất cả các cửa ra vào và cửa sổ bên ngoài. Đóng các lỗ thông gió, lỗ thông lò sưởi và càng nhiều cửa ra vào bên trong càng tốt. Tắt điều hòa nhiệt độ và các hệ thống thông gió.
- Sau sự cố:
- Đến nơi trú ẩn công cộng.
- Thực hiện theo hướng dẫn về khử nhiễm bẩn của chính quyền địa phương.
- Tìm kiếm điều trị y tế cho các triệu chứng bất thường càng sớm càng tốt.
- Đặt quần áo và giày đã phơi nhiễm vào vật đựng được bịt kín mít.
- Báo cho mọi người tiếp xúc với quý vị rằng bạn có thể đã bị phơi nhiễm chất độc hại.
- Nghe đài phát thanh hoặc đài truyền hình địa phương để biết thông tin mới nhất về trường hợp khẩn cấp.
- Giúp đỡ người hàng xóm có thể cần sự trợ giúp đặc biệt – trẻ sơ sinh, người già và các cá nhân có nhu cầu về tiếp cận hoặc chức năng.
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE
Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động
Nguồn tham khảo: ready.gov
Bình luận