Hướng dẫn phòng tránh bão như thế nào ?
Theo sổ tay hướng dẫn phòng chống lụt bão, hướng dẫn phòng chống lụt bão gồm những thông tin sau:
I. BÃO XA
Bão, ATNĐ xa ở đây được hiểu là vị trí tâm bão còn xa so với đất liền nhưng đã rất gần và có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển.
1. Đối với chính quyền địa phương các cấp.
– Tổ chức trực ban chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến của bão;
– Ban hành công điện cảnh báo bão và chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm;
– Kiểm đếm tầu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là tầu thuyền
đánh bắt xa bờ;
– Rà soát lại các phương án đã xây dựng để sẵn sàng đối phó với bão;
– Kiểm tra và tiếp tục chặt tỉa các cành cây ở các khu dân cư và đô thị;
– Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình địa phương đưa tin kịp thời về bão và công tác chỉ đạo.
2. Trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân đang hoạt động trên biển.
– Theo dõi các bản tin về diễn biến của bão.
– Giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với đất liền.
– Chủ phương tiện và thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo đến chính quyền địa phương, bộ đội Biên phòng và các cơ quan hữu quan về số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động.
– Chủ phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên trên tàu thuyền để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
– Thực hiện nội dung công điện của các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy hữu quan.
– Không đưa tàu thuyền vào khu vực ảnh hưởng của bão.
3. Hoạt động của cộng đồng trên đất liền, hải đảo
– Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo;
– Thực hiện nội dung công điện và sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan hữu quan;
– Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm;
– Chặt tỉa cành cây ở các khu dân cư và đô thị theo chỉ đạo của chính quyền địa phương;
– Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và gia đình;
– Tranh thủ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, thuỷ, hải sản ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão.
II. BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG
1. Đối với chính quyền địa phương các cấp.
– Tổ chức trực ban chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai các biện pháp đối phó đến cấp có thẩm quyền.
– Ban hành công điện cảnh báo bão và chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
– Thông báo cho tầu thuyền tìm nơi trú tránh.
– Kiểm đếm tầu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là tầu thuyền đánh bắt xa bờ.
– Sẵn sàng đối phó với bão, áp thấp nhiệt đới khi vào gần bờ.
– Phân công cán bộ, kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị các phương án phòng tránh.
– Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình địa phương đưa tin kịp thời về bão và công tác chỉ đạo.
– Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về kết quả triển khai ở địa phương.
2. Trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân đang hoạt động trên biển.
– Theo dõi các bản tin về diễn biến của bão.
– Giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với đất liền.
– Chủ phương tiện và thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo đến chính quyền địa phương, bộ đội Biên phòng và các cơ quan hữu quan về số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động trên biển; số lượng tàu thuyền đã di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão; không cho tàu thuyền đi vào khu vực ảnh hưởng của bão.
– Chủ phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên trên tàu thuyền và yêu cầu các thành viên phải thực hiện ngay các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
– Thực hiện nội dung công điện của các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy hữu quan.
– Có trách nhiệm đưa tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc tìm nơi trú tránh.
3. Hoạt động của cộng đồng trên đất liền, hải đảo
– Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo.
– Thực hiện nội dung công điện và sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan hữu quan.
– Bổ sung dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm.
– Tiếp tục chặt tỉa cành cây ở các khu dân cư và đô thị theo chỉ đạo của chính quyền địa phương.
– Chuẩn bị việc chằng chống nhà cửa, kho tàng.
– Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và gia đình.
– Tiếp tục thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, thuỷ, hải sản ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão.
– Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất.
– Chuẩn bị việc sơ tán theo chỉ đạo của chính quyền.
– Tham gia các hoạt động của cộng đồng trong việc phòng tránh bão.
III. BÃO GẦN BỜ
1. Đối với chính quyền địa phương các cấp
– Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai các biện pháp đối phó đến cấp có thẩm quyền.
– Ban hành công điện chỉ đạo, hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
– Cấm tàu thuyền ra khơi và tiếp tục thông báo cho tầu thuyền tìm nơi trú tránh.
– Nắm chắc số lượng tầu thuyền đã di chuyển về bờ và hướng dẫn neo đậu; số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển.
– Triển khai các phương án đối phó với bão.
– Cử cán bộ đã được phân công xuống địa bàn để kiểm tra, đôn đốc và triển khai các phương án đối phó với bão.
– Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, các phương tiện truyền thông địa phương để đưa tin về bão, áp thấp nhiệt đới và công tác chỉ đạo.
– Triển khai lực lượng, phương tiện bảo vệ các công trình trọng điểm, kho tàng.
– Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về kết quả triển khai ở địa phương;
2. Trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân đang hoạt động trên biển.
– Theo dõi các bản tin về diễn biến của bão.
– Không cho tàu thuyền ra khơi.
– Giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với đất liền.
– Chủ phương tiện và thuyền trưởng tiếp tục phải báo cáo đến chính quyền địa phương, bộ đội Biên phòng và các cơ quan hữu quan về số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động trên biển; số lượng tàu thuyền đã di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão; số lượng tàu thuyền, ngư dân đã vào nơi trú tránh.
– Kiên quyết không cho tàu thuyền đi vào khu vực ảnh hưởng của bão.
– Khẩn trường thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão.
– Chủ phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên trên tàu thuyền và yêu cầu các thành viên phải thực hiện ngay các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
– Thực hiện nội dung công điện của các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy hữu quan.
– Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi đã về nơi trú tránh.
3. Hoạt động của cộng đồng trên đất liền, hải đảo
– Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo.
– Thực hiện nội dung công điện và sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan hữu quan.
– Triển khai chằng chống nhà cửa, kho tàng ở những vùng có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của bão.
– Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và gia đình.
– Khẩn trương thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, thuỷ, hải sản ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão.
– Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, tranh thủ tiêu nước đệm ở những vũng trũng, thấp có nguy cơ bị ngập úng.
– Sẵn sàng sơ tán khi có lệnh của chính quyền.
– Tham gia sắp xếp tàu thuyền ở nơi neo đậu.
– Tham gia các hoạt động của cộng đồng trong việc phòng tránh bão.
IV. BÃO KHẨN CẤP
1. Đối với chính quyền địa phương các cấp.
– Bố trí lãnh đạo trực ban, theo dõi và chỉ đạo công tác đối phó với bão, thường xuyên báo cáo tình hình về gió bão, mưa, lũ các sự cố thiên tai tại địa phương; tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai đối phó và thiệt hại do bão gây ra đến cấp có thẩm quyền.
– Ban hành công điện chỉ đạo đối phó với bão khẩn cấp.
– Tiếp tục cấm tàu thuyền ra khơi và yêu cầu các tầu thuyền ngoài khơi tìm nơi trú tránh hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
– Nắm chắc số lượng tầu thuyền còn ở trên biển chưa vào nơi trú tránh, số tàu thuyền đã vào nơi trú tránh; sắp xếp việc neo đậu đối với các tàu thuyền đã về bờ; xử lý kịp thời các tình huống sự cố của tàu thuyền.
– Triển khai các biện pháp đối phó với bão, tổ chức cứu hộ, cứu nạn.
– Tổ chức sơ tán dân khỏi vùng trũng, thấp cửa sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở và những nhà không đảm bảo an toàn; trường hợp bão đổ bộ trực tiếp có thể cho học sinh nghỉ học.
– Kiểm tra và tiếp tục chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, kho tàng.
– Không để dân ở lại trên các chòi canh, lồng, bè nuôi trồng thuỷ, hải sản và trên các tàu thuyền tại nơi neo đậu.
– Trường hợp không chấp hành việc chỉ đạo sơ tán dân thì áp dụng biện pháp cưỡng chế.
– Chuẩn bị triển khai các phương án phòng chống lũ, sạt lở đất.
– Dừng các cuộc họp không liên quan để tập trung chỉ đạo đối phó với bão.
– Tiếp tục chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, các phương tiện truyền thông địa phương để đưa tin về bão và công tác chỉ đạo.
– Triển khai lực lượng, phương tiện bảo vệ các công trình trọng điểm, kho tàng.
– Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về kết quả triển khai ở địa phương;
2. Trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân đang hoạt động trên biển.
– Theo dõi các bản tin về diễn biến của bão.
– Không cho tàu thuyền ra khơi.
– Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi đã về nơi trú tránh.
– Giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với đất liền.
– Chủ phương tiện và thuyền trưởng tiếp tục phải báo cáo đến chính quyền địa phương, bộ đội Biên phòng và các cơ quan hữu quan về số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu; số lượng tàu thuyền đã về nơi trú tránh hoặc đã di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.
– Chủ phương tiện phải báo cáo rõ số lượng, số hiệu tàu thuyền và số người trên tàu thuyền chưa liên lạc được.
– Kiên quyết không cho tàu thuyền đi vào khu vực ảnh hưởng của bão.
– Khẩn trương thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão.
– Chủ phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên trên tàu thuyền và yêu cầu các thành viên phải thực hiện ngay các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
– Thực hiện nội dung công điện của các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy hữu quan.
3. Hoạt động của cộng đồng trên đất liền, hải đảo
– Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo.
– Thực hiện nội dung công điện và sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan hữu quan.
– Tiếp tục chằng chống nhà cửa, kho tàng ở những vùng có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của bão.
– Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và gia đình.
– Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, tiêu nước đệm ở những vũng trũng, thấp có nguy cơ bị ngập úng.
– Sơ tán theo lệnh của chính quyền.
– Không ở lại trên các chòi canh, lồng, bè nuôi trồng thuỷ, hải sản; trên các tàu thuyền ở nơi neo đậu đối với những vùng có nguy cơ bão đổ bộ trực tiếp.
– Khi bão đổ bộ không ra ngoài nếu không có nhiệm vụ, đặc biệt vào thời điểm lặng gió.
– Có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh nơi ở và nơi sơ tán.
– Chuẩn bị phòng tránh lũ.
– Đối với những vùng trũng, thấp cửa sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở; lũ quét, những nhà không đảm bảo an toàn phải thực hiện việc sơ tán.
– Khi bão đổ bộ trực tiếp nên cho con em nghỉ học.
– Tham gia các hoạt động của cộng đồng trong việc phòng tránh bão;
V. PHÂN VÙNG TRIỂN KHAI ĐỐI PHÓ VỚI BÃO
Vùng cấp 1
– Là vùng được dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp hoặc có nguy cơ đổ bộ
trực tiếp.
– Các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng cần triển khai các biện pháp đối phó như quy định đối với trường hợp bão khẩn cấp.
Vùng cấp 2
– Là vùng giáp ranh với vùng cấp 1.
– Các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng cần triển khai các biện pháp đối phó như quy định đối với trường hợp bão gần.
Chú ý: Phạm vi các vùng có thể thay đổi tuỳ theo hướng di chuyển của bão theo từng thời điểm dự báo.
VI. ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG TRÁNH ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
Thực hiện các bước tương ứng như đối với phòng tránh bão, trong đó chú trọng đến các biện pháp đảm bảo an toàn đối với tàu thuyền, ngư dân trên biển và mưa lũ trên đất liền. Đặc biệt đối với trường hợp ATNĐ hình thành gần bờ hoặc có xu hướng mạnh lên thành bão.
VII. MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT
1. Thời lượng, tần số liên lạc giữa các tàu thuyền và các đài (phụ lục số 1- trích dẫn từ Sổ tay An toàn cho người và tàu cá và Quy chế báo ATNĐ, bão và lũ)
2. Các điểm trú tránh bão (phụ lục số 2–Trích dẫn từ sổ tay dành cho ngư dân)
3. Các điểm bắn pháo hiệu (phụ lục số 3 – Quy chế báo ATNĐ, bão, lũ)
4. Các trang bị bắt buộc trên mỗi tàu, thuyền (Phụ lục số 4 – Sổ tay an toàn cho ngư dân và tàu cá; Sổ tay dành cho ngư dân)
5. Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền viên được quy định chi tiết tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2005.
6. Các quy định về bản tin báo bão theo Quy chế báo ATNĐ, bão , lũ kèm theo Quyết định số 245/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Các thông tin và Trung tâm tìm kiếm cứu nạn liên quan (Theo thông báo của Uỷ ban quốc gia TKCN).
8. Kỹ thuật điều khiển, neo đậu, xử lý sự cố tàu thuyền trong bão (xem sổ tay hướng dẫn an toàn của Bộ Thuỷ Sản).
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Bình luận