Đóng menu x

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai

luật phòng chống thiên tai

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai được quy định tại Nghị định Số: 160/2018/NĐ-CP-Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai, bao gồm: Trách nhiệm truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin, mạng lưới, thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai; huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai

1. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ thành lập, làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện các nhiệm vụ của Ban. Các thành viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai gồm các thành viên:

a) Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban;

b) Các Phó Trưởng ban, gồm: Phó Trưởng ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 01 lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai;

c) Các ủy viên gồm: Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và đại diện lãnh đạo một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

d) Căn cứ yêu cầu công tác, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định mời đại diện lãnh đạo các cơ quan và tổ chức có liên quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan khác tham gia Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; sử dụng bộ máy của Tổng cục Phòng chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo).

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có con dấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động. Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo.

4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai:

a) Hướng dẫn việc xây dựng, đôn đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;

b) Chủ trì hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai;

c) Chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn quốc: Chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3; tham mưu chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4, 5; điều phối và hỗ trợ hoặc chỉ đạo các địa phương ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2 khi có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây hậu quả lớn, nghiêm trọng;

d) Căn cứ diễn biến thiên tai và yêu cầu thực tế, quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai và Nghị định này;

đ) Chỉ đạo công tác tổng hợp thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp và phục hồi, tái thiết của các địa phương, các bộ, ngành đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp, sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và các biện pháp, nguồn lực hợp khác phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi cả nước;

e) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật;

g) Chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai; Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai;

h) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai các cấp;

i) Tổ chức kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các khoản hỗ trợ khẩn cấp trong và ngoài nước trong các tình huống khẩn cấp do thiên tai; là đầu mối chỉ đạo, điều phối chung công tác tiếp nhận, phân phối cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai;

k) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các nguồn lực hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

l) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng tài liệu, hướng dẫn, tập huấn, phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai hàng năm;

m) Hướng dẫn hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

 

 

 

 

Bình luận

Tel: 090306 3599