NỘI DUNG BÁO CÁO PHÊ DUYỆT PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
THÔNG TƯ (10/2021/TT-BTNMT)
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NỘI DUNG BÁO CÁO PHÊ DUYỆT PHƯƠNG PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Báo cáo phê duyệt phương pháp tối thiểu gồm các nội dung sau:
1. Khoảng đo và khoảng tuyến tính (range and linearity đối với các phép đo thực hiện trên thiết bị đo).
2. Xác định Giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích (MDL)
a) Cần phải trình bày xác định MDL theo hướng dẫn của tài liệu nào. Khuyến khích áp dụng hướng dẫn của US EPA tại 40 CFR Part 136, Appendix B: “Definition and Procedure for the Determination of the Method Detection Limit-Revision 2” cho các thông số phù hợp với nội dung tài liệu.
b) Cần phải trình bày cách lựa chọn nồng độ của mẫu phân tích đối với nền mẫu đưa ra là phù hợp và nồng độ mẫu được lựa chọn là mẫu có nồng độ thấp trong khoảng chấp nhận của tài liệu hướng dẫn xác định MDL;
c) Các kết quả thử nghiệm, đánh giá để xác định MDL đều phải được thể hiện trong báo cáo này.
d) Mỗi năm một lần hoặc khi có thay đổi về thiết bị, chất chuẩn… thì phải xác định lại Giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích (MDL).
3. Xác định giới hạn định lượng của phương pháp (limit of quantitative). Giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ) là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chụm mong muốn. Giới hạn định lượng của phương pháp được khảo sát, tính toán cùng với giới hạn phát hiện của phương pháp.
4. Độ chính xác (accuracy): Cần trình bày cách tiếp cận, phương pháp thực hiện để xác định độ chính xác. Cần phân tích, đánh giá chi tiết các thông tin, dữ liệu thử nghiệm để chứng minh được năng lực của phương pháp phân tích đã lựa chọn đáp ứng các tiêu chí về độ chính xác. Cần thực hiệnphân tích với tối thiểu 3 nồng độ sau khi thêm chuẩn: nồng độ gần với giới hạn định lượng, nồng độ nằm giữa đường chuẩn hoặc khoảng đo và nồng độ nằm khoảng cuối đường chuẩn hoặc khoảng đo.
5. Độ chụm (precision): Cần phân tích đánh giá các mẫu lặp, mẫu tái lập trong mỗi mẻ mẫu hoặc trong các mẻ mẫu khác nhau để đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi điều kiện phân tích, điều kiện thiết bị, hóa chất đến kết quả quan trắc. Cần thực hiện phân tích tối thiểu mẫu lặp, mẫu tái lặp tại 3 nồng độ như xác định độ chính xác.
6. Độ không đảm bảo đo (uncertainty of measurement).
7. Công bố kết quả (kết luận) phê duyệt phương pháp theo nội dung trên và công bố giới hạn báo cáo của tổ chức.
Giới hạn báo cáo của phương pháp (RL) là: nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chụm mong muốn mà phòng thử nghiệm công bố sau khi thực hiện khảo sát và tính toán giới hạn định lượng của phương pháp. Giới hạn báo cáo của phương pháp không nhỏ hơn giới hạn định lượng của phương pháp.
8. Số liệu gốc phê duyệt phương pháp, kết quả thử nghiệm: Các tổ chức đánh giá phê duyệt giá trị của phương pháp cần phải công bố kèm theo các kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trong phụ lục của báo cáo phê duyệt phương pháp.
TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
0938 040 020 (Ms.Chi) – 0903 010 140 (Ms.Trâm)
khanhchi@ungphosuco.vn – ngoctram@ungphosuco.vn
Bình luận