Nhãn hóa chất đúng quy định pháp luật
Hỏi: Quý Trung tâm cho tôi hỏi nhãn hóa chất gồm những thông tin nào và nhãn hóa chất có bắt buộc phải dán lên bao bì hóa chất không ? (nhân viên xuất nhập khẩu hóa chất)
Trung tâm xin trả lời như sau:
Theo quy định của thông tư quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này. Nhãn hóa chất bao gồm 11 nội dung cơ bản sau:
- Tên hóa chất; (bắt buộc)
- Mã nhận dạng hóa chất;
- Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ;
- Biện pháp phòng ngừa;
- Định lượng;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng (nếu có);
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất; (bắt buộc)
- Xuất xứ hóa chất; (bắt buộc)
- Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
Trường hợp do kích thước của nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung như:
- Tên hóa chất; (bắt buộc)
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất; (bắt buộc)
- Xuất xứ hóa chất; (bắt buộc)
Những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Ngoài ra Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, gửi công văn thông báo kết quả phân loại và ghi nhãn hóa chất với Cục Hoá chất, Bộ Công Thương ít nhất 15 ngày trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.
Nhãn đối với một hợp chất phải thể hiện được các nhận dạng hoá học của hợp chất. Khi các nguy cơ góp phần vào độc tính cấp, ăn mòn da hay tổn thương nghiêm trọng cho mắt, đột biến tế bào mầm, gây ung thư, độc tính sinh sản, nhạy da hoặc hô hấp thể hiện trên nhãn thì các thông tin đối với hỗn hợp chất hay hợp kim phải thể hiện được nhận dạng hoá học của tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim có thể gây ra những nguy cơ này trên nhãn. Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu đưa vào nhãn tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim góp phần vào nguy cơ của hỗn hợp chất hay hợp kim.
Nhãn hóa chất phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản để người sử dụng nhận biết làm căn cứ lựa chọn cất giữ, bảo quản và sử dụng an toàn hóa chất.
Các thông tin khác được ghi trên nhãn hóa chất phải đảm bảo trung thực, chính xác, không được làm hiểu sai đặc tính của hóa chất, không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn.
Theo định nghĩa: Nhãn hóa chất là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh, được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất.
Chính vì vậy khi nhập khẩu hóa chất thì công ty anh chị không nhất thiết phải dán lên bao bì hóa chất.
–
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE
Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Bình luận