Lợi ích của Quản lý Hóa chất
Lợi ích của Quản lý Hóa chất
Hóa chất là ngành có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Phát thải hóa chất ra môi trường có thể xảy ra trong trường hợp có sự cố hóa chất (cháy, nổ, rò rỉ….), hoặc không có sự cố nhưng vẫn thải hóa chất ra môi trường qua các nguồn thải thường xuyên (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Các hóa chất hết hạn sử dụng… cũng là nguồn phát thải ra môi trường. Để khắc phục tình trạng trên, các giải pháp cần được thực hiện là:
Về phía Nhà nước: Cần ban hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất; Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất; Thực hiện nghiêm chế độ xử phạt các doanh nghiệp vi phạm các quy định về hoạt động hóa chất và môi trường; Xây dựng cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; Thống nhất quản lý hoạt động phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; đăng ký, khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất; Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện an toàn hóa chất trong phạm vi cả nước; Hướng dẫn xây dựng, tổ chức việc thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất; Yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh các loại hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm; Hướng dẫn, quản lý việc phân loại và ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu; Xác định lộ trình áp dụng các quy định về phân loại đối với chất, hỗn hợp chất; Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động hóa chất và an toàn hóa chất;Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hóa chất…
Về phía doanh nghiệp: Việc kinh doanh hóa chất phải thực hiện các quy định về quản lý và an toàn hóa chất theo quy định, thường xuyên bảo dưỡng, vận hành hệ thống an toàn hóa chất; Có cán bộ chuyên trách về an toàn hóa chất, có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất, kinh doanh hóa chất, nắm vững công nghệ, phương án và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất.
Đồng thời, các doanh nghiệp phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, thường xuyên thực hiện các cải tiến kỹ thuật, tiếp thu và áp dụng các công nghệ sản xuất mới, hiện đại, ít chất thải. Áp dụng các kỹ thuật sản xuất sạch hơn, thực hiện trách nhiệm xã hội…; Nêu cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn trong hoạt động sản xuất, giảm thiểu và triệt tiêu các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất, lưu giữ hóa chất. Các nguồn thải phải được lắp đặt các hệ thống xử lý, vận hành đúng chế độ, đảm bảo các quy định về thải nước thải, khí thải, chất thải rắn…
Quản lý hóa chất một cách có trách nhiệm làm giảm nguy cơ phơi nhiễm hóa chất nguy hại cho người lao động, môi trường và khách hàng. Nâng cao nhận thức và mối quan tâm về những rủi ro liên quan đến các yêu cầu pháp lý, những cam kết trong chuỗi cung ứng cũng như sự chú trọng vào quản lý hóa chất của ngành công nghiệp.
Cam kết quản lý hóa chất một cách có trách nhiệm đã được chứng minh sẽ mang lại cho công ty quý vị lợi thế cạnh tranh rõ ràng, do các chương trình quản lý hóa chất hiệu quả giúp giảm chi phí trực tiếp và/ hoặc chi phí tiềm ẩn liên quan đến những rủi ro này. Việc áp dụng các hoạt động đảm bảo sự bền vững cao hơn sẽ đảm bảo sự tăng trưởng và thành công trong tương lai cho công ty quý vị
Bình luận