Đóng menu x

Làm việc gần phần có Điện

Làm việc gần phần có Điện

QCVN 01:2020/BCT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn điện trong hoạt động điện lực biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

II.II. Làm việc gần phần có điện

13. Khoảng cách an toàn về điện

13.1. Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:

Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách an toàn về điện (m)

Từ 01 đến 15

0,70

Trên 15 đến 35

1,00

Trên 35 đến 110

1,50

220

2,50

500

4,50

13.2. Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:

Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách an toàn về điện (m)

Từ 01 đến 15

0,35

Trên 15 đến 35

0,60

Trên 35 đến 110

1,50

220

2,50

500

4,50

13.3. Nếu không bảo đảm được khoảng cách quy định tại khoản 13.1 hoặc không thể đặt rào chắn quy định tại khoản 13.2 thì phải cắt điện để làm việc.

14. Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời

14.1. Việc đặt rào chắn tạm thời phải được quyết định trước khi thực hiện công việc.

14.2. Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời:

14.2.1. Phải làm bằng vật liệu chắc chắn.

14.2.2. Không được đổ về phía phần có điện.

14.2.3. Phải bảo đảm khoảng cách theo quy định tại khoản 13.2 của Quy chuẩn này.

14.2.4. Không cản trở người tham gia thực hiện công việc rời khỏi vị trí làm việc khi xảy ra tai nạn, sự cố.

15. Thiết lập vùng làm việc an toàn

Trước khi làm việc gần phần có điện, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác theo quy định sau:

15.1. Yêu cầu đối với tạo vùng làm việc an toàn:

15.1.1. Không được ảnh hưởng đến vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an toàn.

15.1.2. Không cản trở hoặc gây khó khăn cho đơn vị công tác trong việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.

15.2. Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phối hợp xác định ranh giới vùng làm việc an toàn.

15.3. Lập rào chắn tạm thời hoặc áp dụng biện pháp phù hợp để đơn vị công tác xác định được ranh giới vùng làm việc an toàn bằng trực quan.

15.4. Bàn giao vùng làm việc cho đơn vị công tác.

16. Tiếp nhận, làm việc trong vùng làm việc an toàn

16.1. Khi tiếp nhận, Người chỉ huy trực tiếp và Người cho phép phải kiểm tra vùng làm việc an toàn.

16.2. Trong quá trình làm việc đơn vị công tác không được:

16.2.1. Vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập và bàn giao cho đơn vị công tác.

16.2.2. Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập.

17. Cảnh báo

Tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trí hệ thống rào chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.

18. Thiết bị điện lắp đặt ngoài trời

Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời phải thực hiện các biện pháp để những người không có nhiệm vụ không được vào vùng đã giới hạn:

18.1. Rào chắn, khoanh vùng hoặc các biện pháp an toàn khác.

18.2. Biển báo, tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra.

18.3. Khóa cửa hoặc các biện pháp ngăn chặn khác được bố trí ở cửa vào, ra.

19. Thiết bị điện lắp đặt trong nhà

Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn những người không có nhiệm vụ đến gần các thiết bị.

20. Chiếu sáng vị trí làm việc

Vị trí làm việc phải duy trì cường độ chiếu sáng phù hợp theo quy định hiện hành.

21. Cảnh báo tại nơi làm việc

Đơn vị công tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng.

Bình luận

Tel: 090306 3599