Đóng menu x

Xây dựng Mục tiêu và Kế hoạch thực hiện quản lý hóa chất trong doanh nghiệp ngành dệt may

Xây dựng Mục tiêu và Kế hoạch thực hiện quản lý hóa chất trong doanh nghiệp ngành dệt may

Xây dựng Mục tiêu và Kế hoạch thực hiện quản lý hóa chất trong hướng dẫn kiểm soát hóa chất độc hại trong các doanh nghiệp ngành dệt may:

Xác định mục tiêu và kế hoạch hành động- xây dựng kế hoạch quản lý và kiểm soát phát thải hóa chất

Xây dựng Mục tiêu và Kế hoạch thực hiện quản lý hóa chất

Căn cứ vào các đánh giá thực hiện ở trên, doanh nghiệp xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện quản lý hóa chất trong doanh nghiệp

Để đạt mục tiêu sử dụng an toàn hóa chất và kiểm soát các mối nguy hiểm tiềm ẩn, một nhà máy phải xác định được chiến lược quản lý và kiểm soát phát thải hóa chất. Việc đầu tiên cần làm, nhà máy phải xác định được các rủi ro hóa chất có thể xuất hiện trong quá trình sản xuất từ khi mua đến xử lý và sau đó xác định các biện pháp thích hợp để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro này. Cần có một quy trình cụ thể để để đảm bảo rằng những rủi ro đã nhận biết được kiểm soát chặt chẽ và đồng thời xác định những rủi ro có thể xuất hiện trước khi xảy ra.

Để đạt được mục tiêu sử dụng an toàn hóa chất, việc cần thiết là người quản lý phải nhận thức được an toàn hóa chất là một vấn đề quan trọng, và thể hiện sự quan tâm đó bằng các chính sách quản lý hóa chất trong nhà máy.

Các yêu cầu chính đối với bản Kế hoạch bao gồm:

-Xác định rõ mục tiêu về bảo vệ môi trường; phù hợp với mục đích của tổ chức

-Xác định rõ yêu cầu và đối tượng quản lý

-Xác định rõ chiến lược, nội dung và biện pháp kiểm soát phát thải hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất

-Có kế hoạch đánh giá, cải tiến liên tục

-Được tuyên truyền rộng rãi đối với các bên liên quan cả trong và ngoài tổ chức

Khi tổ chức đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO (như 9000 hoặc 14000) hoặc đã cam kết về việc quản lý hóa chất ở những chương trình khác thì Chiến lược quản lý hóa chất này có thể được mở rộng hoặc điều chỉnh để phù hợp với các hoạt động đã và đang áp dụng.

Có rất nhiều giai đoạn liên quan đến kiểm soát hóa chất. Tuy nhiên không phải nhà máy nào cũng có liên quan đến tất cả các giai đoạn, nhưng những giai đoạn dưới đây là những giai đoạn chính nên được thể hiện trong bản Kế hoạch:

-Lựa chọn và mua hóa chất

-Giao và nhận hóa chất

-Bảng dữ liệu an toàn (SDS) và các thông tin khác

-Lưu trữ và tồn kho hóa chất

-Chuyển giao và vận chuyển hóa chất trong nhà máy

-Sử dụng hóa chất

-Xử lý và / hoặc thải bỏ

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 01 01 40 (Ms.Trâm) – 0938 040 020 (Ms.Chi)

ngoctram@ungphosuco.vn – khanhchi@ungphosuco.vn

trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Chưa có dữ liệu!

Bình luận

Tel: 090306 3599