Đóng menu x

MẪU ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI CẤP CƠ SỞ THEO QĐ 146/QĐ-TTg 2023

MẪU ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI CẤP CƠ SỞ THEO QĐ 146/QĐ-TTg 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI GIAI ĐOẠN 2023 – 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Mẫu Phụ Lục II – Đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp cơ sở

PHỤ LỤC II

ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

CHỦ CƠ SỞ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …/KH-……

, ngày tháng năm

KẾ HOẠCH

ng phó sự cchất thải của

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến chất thải

Nêu ngn gọn địa hình, địa lý của huyện (cơ sở hoạt động).

2. Tính cht, quy mô đặc điểm của cơ s

Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở.

3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố chất thải hiện có của s, gồm: Quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng, phương tiện ứng phó của cơ sở, lực lượng, phương tiện hợp đồng, phối hợp.

4. Dkiến các khu vực nguy cơ cao: Dự kiến khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố.

5. Kết luận: Khnăng ứng phó của cơ sở ở mc độ nào.

II. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chđộng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu qu”.

2. Nguyên tắc ứng phó

– Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải.

– Duy trì ứng trực 24/24, chủ động ứng phó, báo cáo kịp thời.

– Chủ động phối hợp, huy động mọi nguồn lực đphòng ngừa, ứng phó, không để bị động, bất ngờ.

– Phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự c cht thải.

– Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.

3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu qu

3.1. Biện pháp phòng ngừa

– Công khai kết quả quan trắc chất thải tự động, liên tục (bao gồm so sánh với giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm đã được cấp phép) trên trang thông tin điện tử của chdự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bảng thông tin điện tử đặt tại cổng dự án, cơ sở.

– Công khai phiếu kết quả quan trắc cht thải của kỳ quan trc gần nhất trên trang thông tin điện tử của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bng thông tin điện tđặt tại cng dự án, cơ sở. Thời điểm công khai chậm nht là 10 ngày sau khi có kết quả quan trắc chất thải định kỳ cho đến thời điểm công khai kết quả quan trắc định kỳ mới theo quy định.

– Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cchất thải.

3.2. Biện pp ứng phó, khắc phục hậu quả

– Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để ngăn chặn, hạn chế chất thi phát tán ra môi trường (như: sử dụng bao cát, vật liệu có sẵn tại chkịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn chặn…, không cho chất thải, lỏng phát tán ra môi trường; sử dụng phương tiện chun dụng, hệ thống bơm để thu chất thải về bể cha, hồ chứa…).

– Xử lý chất thải bng phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit…; xử lý khí thải bng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhm giảm nng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại… ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường (đối với chất thải khí).

4. Tổ chức sử dụng lực lượng

– Lực lượng quan sát, thông báo, báo động.

– Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:

+ Lực lượng sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn;

+ Lực lượng ứng phó tại ch(sử dụng lực lượng nào? phương tiện gì? để ngăn chặn phát tán, thu gom, xử lý…);

+ Lực lượng tăng cường, phối hợp (cơ s phi có kế hoạch hiệp đồng hoặc thuê khoán với các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm trên địa bàn);

+ Lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự khu vực sự cố;

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế.

III. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Tình huống: Dự kiến tình hung ở đâu ? xảy ra sự cố gì? mức độ nh hưởng.

2. Biện pháp xử lý

– Lực lượng thòng báo, báo động: Khi sự cố xảy ra, cơ sở nhanh chóng triển khai biện pháp ứng phó, đồng thời báo cáo ngay đến các cơ quan chức năng của địa phương.

– Lực lượng sơ tán phương tiện và người dân ra khỏi khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng của cơ sở phi hợp với lực lượng tăng cường của địa phương (nếu có).

– Lực lượng ứng phó tại chỗ: Lực lượng của cơ sở, phối hợp với lực lượng tại chtheo kế hoạch đã hiệp đồng.

– Lực lượng tăng cường, phối hợp: Lực lượng của địa phương nơi xảy ra sự cố.

– Lực lượng khắc phục hậu qu, ci tạo, phục hồi môi trường: Lực lượng của cơ sở, phối hợp với lực lượng cơ quan chức năng của địa phương.

– Lực lượng bảo đm an ninh, an toàn khu vực sự cố: Lực lượng an ninh của cơ sở phối hợp với công an, cơ quan chức năng địa phương,

– Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế: Lực lượng của cơ sở phối hợp với lực lượng của địa phương.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC B PHN

1. Nhiệm vụ chung.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Thông tin liên lạc

– Bảo đảm thông tin cho chỉ huy, chỉ đạo.

– Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải

– Do đơn vị tự trang bị.

– Ký kết, hợp đồng với các đơn vị có năng lực về ứng phó sự cố.

3. Bảo đảm vật chất cho đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả

4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu ngưi bị nạn

VI. TCHỨC CH HUY

1. Vị trí chỉ huy thường xuyên

– Địa điểm

– Thành phần

– Nhiệm vụ

2. Vị trí chỉ huy tại hiện trường

– Địa điểm: Tại hiện trường nơi xảy ra sự cố

– Thành phần

– Nhiệm vụ

 

Nơi nhận:
Ban CHPCTT&TKCN huyện, thị xã
– UBND xã, phường, thị trấn;
………

(CHỦ CƠ SỞ)
QUYỀN HẠN, CHC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, đóng dấu)

******

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG – ESE

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 010 140  (Ms.Phụng)

doanphung@ungphosuco.vn – trungtam@ungphosuco.vn

Bình luận

Tel: 090306 3599