Đóng menu x

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sự cố

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sự cố

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sự cố trong doanh nghiệp có thể bao gồm kế hoạch ứng cứu về cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, tràn dầu, tràn đổ hóa chất, sự cố môi trường, sự cố mất an toàn,…

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp bao gồm nhiều chương trình diễn tập ứng cứu khẩn cấp, quy trình ứng cứu khẩn cấp, quy trình cứu hộ cứu nạn, hướng dẫn sơ cấp cứu, các quy trình và hướng dẫn khác.

Điều 78  trong Luật an toàn, vệ sinh lao động ghi rõ về Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp:
1. Căn cứ vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;
  • Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;
  • Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
  • Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;
  • Lực lượng ứng cứu tại chỗ;
  • Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở;
  • Phương án diễn tập.

Kế hoạch ứng cứu sự cố

Kế hoạch ứng cứu sự cố là một hệ thống hoàn chỉnh các công vệc cần thiết phải thực hiện, trách nhiệm được giao và con người có liên quan, việc bảo quản và sử dụng các máy móc thiết bị ứng cứu nhằm tránh tình trạng bị động, lúng túng khi sự cố xảy ra. Nội dung kế hoạch ứng cứu gồm

  • Xác định sự cố và vị trí có thể xảy ra

Cơ sở có sản xuất, sử dụng, lưu trữ chất nguy hại cần xác định các khu vực, vị trí có khả năng xảy ra sự cố; nguyên nhân gây nên sự cố, ước lượng mức độ nguy hiểm của sự cố đối với con người và môi trường.

  • Đảm bảo thông tin liên lạc

Cơ sở đầu tư các thiết bị trong hệ thống thông tin để rút ngắn thời gian truyền tin khi có sự cố. Đối với hệ thống liên lạc nội bộ, cần phải có người thường xuyên túc trực để thông báo kịp đến các đơn vị khác trong nhà máy hay khu vực sản xuất. Kênh liên lạc ra bên ngoài cũng phải đảm bảo thông suốt liên tục để gọi lực lượng cứu hộ, chuyên nghiệp cũng như kịp thời xin ý kiến chỉ đạo.

Tại vị trí có khả năng xảy ra sự cố phải bố trí hệ thống báo động. Cơ sở bố trí nhân sự phụ trách về sự cố tại chỗ, người chịu trách nhiệm về sự cố. Các địa chỉ liên lạc để ứng cứu sự cố được cung cấp trước cho người làm việc với chất nguy hại và người có liên quan.

Sau khi xác định có sự cố, thông tin truyền đi bao gồm các nội dung về diễn biến sự cố, về tác động nguy hại tại hiện trường, vị trí diễn ra sự cố, tình trạng hiện trường, những tổn thất.

  • Phân công trách nhiệm

Trong kế hoạch ứng cứu sự cố, cần phải phân công rõ nhiệm vụ của mỗi người lao động theo thứ bậc rõ ràng; có người thừa hành, người ra quyết định.

  • Bảo trì thiết bị ứng cứu

Hệ thống thiết bị ứng cứu phải được thường xuyên bảo trì và bổ sung thêm cho đầy đủ cơ số theo qui định. Công tác bảo trì có thể thực hiện theo định kỳ, hàng tháng hay hàng quý nhưng không nên để quá lâu cho đến hàng năm, có thể chỉ lau chùi và vô dầu mỡ, có khi phải vận hành thử, xem xét hoạt động của thiết bị còn tốt hay không, đo lại các thông số kỹ thuật và điều chỉnh cho đúng tiêu chuẩn qui định.

  • Quy trình ứng cứu

Quy trình ứng cứu là trình tự các công việc phải làm khi sự cố xảy ra. Qui trình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc cứu hộ cho con người rồi mới đến môi trường và tài sản: cứu hộ ở các vị trí sản xuất chính trước khu vực sản xuất phụ trợ, cứu hộ hồ sơ sổ sách trước nhà xưởng, …

  • Huấn luyện và đào tạo

Cần phải tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên cho công nhân trong Đội ứng cứu – thoát hiểm,

Trong thiết kế, hướng dẫn vận hành hệ thống trong nhà máy cũng như ở môi trường sinh hoạt của khu dân cư đều phải có vạch trước các đường thoát hiểm.

Đường thoát hiểm được vẽ sẵn trên sơ đồ và có bảng chỉ dẫn đến lối thoát.

Hệ thống thang, đường thoát hiểm phải được chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra sửa chữa, duy tu thường xuyên. Nội dung cụ thể của thao tác thoát hiểm sẽ được tập huấn cho từng thành viên làm việc hay sinh sống ở đó.

Trong các khu vực lưu trữ, sử dụng và sản xuất chất nguy hại càng cần phải có phương tiện cứu sinh và thoát hiểm. Cửa và cầu thang thoát hiểm phải được mở thường xuyên trong thời gian nhà máy hoạt động.

Trong công tác cứu hộ, phải ưu tiên cứu người trước rồi mới đến tài sản. Do vậy, tại các cửa thoát hiểm cần phải có thông báo cụ thể để nhắc nhở mọi người bình tĩnh, thực hiện đúng nguyên tắc thoát hiểm, tránh tình trạng tranh giành lối thoát hiểm để vận chuyển tài sản. Thoát theo thứ tự ưu tiên, không gây tắc nghẽn hệ thống thoát hiểm, đặc biệt là các khu chung cư.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường 

Liên hệ: TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

Address: Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 01 01 40 (Ms Trâm) – 0938 040 020 (Chi)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599