Đóng menu x

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan nào cấp và có giá trị sử dụng như thế nào?

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan nào cấp và có giá trị sử dụng như thế nào?

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan nào cấp và có giá trị sử dụng như thế nào?

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan nào cấp và có giá trị sử dụng như thế nào căn cứ khoản 7 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu người bị nạn; kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và các kỹ năng cần thiết khác.

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng được bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.

7. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải được huấn luyện lại để được cấp Giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp đã được bồi dưỡng bổ sung hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Do đó, chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước.

Hồ sơ đề nghị cấp, thủ tục cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ?

Hồ sơ đề nghị cấp, thủ tục cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ như sau:

a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị;

– Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

b) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:

– Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;

– Sơ yếu lý lịch;

– Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

Thủ tục cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ thực hiện như sau:

– Người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp chứng nhận;

– Trường hợp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

Thời hạn cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

Tổ chức và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm tổ chức và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:

– Việc đào tạo công tác cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Trường Đại học Phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở giáo dục, đào tạo có đủ điều kiện đảm nhiệm;

-Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ trong toàn lực lượng Công an nhân dân, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng khác khi được đề nghị;

– Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền quản lý, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng khác khi được đề nghị;

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng và cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn;

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

 

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG (ESE)
Số 05B Phổ Quang, Phường 02, Quận Tân Bình, TP.HCM
0938497066 – Ms.Tuyết

Bình luận

Tel: 090306 3599