Đóng menu x

Sơ cấp cứu người bị điện giật

sơ cấp cứu người bị điện giật

Sơ cấp cứu người bị điện giật

CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

  • Cách tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện
  • Trường hợp cắt được mạch điện:
  • Nếu mạch điện cấp cho đèn chiếu sáng bị cắt trong lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
  • Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

Trường hợp không cắt được mạch điện:

  • Nếu là điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện.
  • Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dậy điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.
  • Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu cán gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
  • Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật
  • Nếu là mạch điện cao áp thì khi cứu người phải có ủng và găng cách điện hoặc dùng xào, gậy bằng tre, gỗ khô kiệt.
  • Lập tức mở máy cắt cao áp, hoặc dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
  • Cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách khỏi mạch điện

Nạn nhân chưa mất tri giác:

  • Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc cho hồi tĩnh.
  • Sau đó gọi y/bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăn sóc.

Nạn nhân mất tri giác:

  • Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì đặt nơi kín gió, ấm áp).
  • Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra (nếu có), cho nạn nhân ngửi amoniac, nước tiểu, massage toàn thân cho nóng lên và gọi y/bác sỹ.

Nạn nhân đã tắt thở:

  • Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngưng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra.
  • Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra.
  • Tiến hành làm hô hấp nhận tạo và hà hơi thổi ngạt ngay.
  • Phải làm liên tục, kiên trì và chỉ dừng khi có ý kiến của y/bác sĩ quyết định dừng.

Bình luận

Tel: 090306 3599