Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động
Hỏi: xin hỏi trung tâm báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hoặc báo cáo tai nạn lao động theo quy định nào ? doanh nghiệp phải làm bao nhiêu loại báo cáo ?
Trung tâm trả lời:
Theo LUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG thì cơ sở/doanh nghiệp phải làm tối thiểu 03 loại báo cáo định kỳ:
- Báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động (báo cáo an toàn vệ sinh lao động)
- Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở (báo cáo tai nạn lao động)
- Báo cáo y tế lao động
Đây là 3 loại báo cáo cơ bản nhất về báo cáo an toàn lao động trong công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Trong câu hỏi này thì Trung tâm xin trả lời quy định về báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động như sau:
- Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động;
- Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
Quy định pháp lý về Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo Điều 36. của Luật An toàn Vệ sinh Lao động: Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng: Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Nội dung chính của Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động
1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động
a. Do người sử dụng lao động
- Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn
- Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt
- Tổ chức lao động chưa hợp lý
- Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ
- Không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn
- Điều kiện làm việc không tốt
b. Do người lao động
- Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn
- Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
c. Khách quan khó tránh/ Nguyên nhân chưa kể đến
1. 2. Phân theo yếu tố gây chấn thương5
…
1.3. Phân theo nghề nghiệp6
….
2. Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ
3. Tổng số
II. Thiệt hại do tai nạn lao động
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ) Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) Thiệt hại tài sản (1.000 đ)
—————
Nếu quý vị cần những biểu mẫu trên thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường
Trung tâm Ứng phó sự cố an toàn môi trường ESE
Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Các khóa học cấp chứng chỉ an toàn lao động khác
Bình luận