- 1. Quy định về an toàn phòng chống cháy nổ:
- 2. Cụ thể phương tiện PCCC bao gồm:
- 3. Cách thức lựa chọn phương tiện chữa cháy
- 4. Cách thức trang bị, lắp đặt phương tiện chữa cháy
- –
- Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố An toàn môi trường
- Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
- Email: trungtam@ungphosuco.vn
- Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động
Theo thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Quy định về an toàn phòng chống cháy nổ: #
Nhà, công trình, bộ phận công trình, phòng, buồng, thiết bị không phụ thuộc vào chủ sở hữu và đơn vị chủ quản theo pháp nhân phải trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy theo quy định.
2. Cụ thể phương tiện PCCC bao gồm: #
– Bình chữa cháy: Bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;
– Hệ thống báo cháy tự động; Hệ thống báo cháy tự động bao gồm 3 phần: phần đầu vào là các thiết bị đầu báo cảm ứng nhiệt, khói, lửa hoặc nút ấn báo cháy được lắp tại các khu vựckhác nhau khi có 1 trong 3 hiện tượng này xảy ra, tín hiệu cháy sẽ được truyền đến tủ trung tâm, sau đó từ tủ trung tâm lại phát ra các tín hiệu thông báo cháy đến các thiết bị đầu ra gồm chuông, đèn báo cháy. Hệ thống báo cháy tự động đảm bảo cho việc xác định khu vực xảy ra cháy một cách nhanh chóng
– Hệ thống chữa cháy: tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà (gồm tổ hợp cuộn vòi, khớp nối, lăng phun chữa cháy) và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (trụ 2 họng, trụ 3 họng tiếp nước chữa cháy ngoài nhà);
– Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tầu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;
– Phương tiện cứu người khi có cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;
– Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;
– Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;
– Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;
– Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang tre (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay…
– Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí.
3. Cách thức lựa chọn phương tiện chữa cháy #
Cách thức lựa chọn loại phương tiện PCCC, phương pháp chữa cháy, loại chất chữa cháy, hệ thống chữa cháy phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cháy của nhà, công trình, với loại đám cháy. Hiệu quả chữa cháy của từng chất chữa cháy được thể hiện như sau:
Chất chữa cháy |
Hiệu quả chữa cháy các loại đám cháy |
||||||||
A |
B |
C |
D |
||||||
A1 |
A2 |
B1 |
B2 |
D1 |
D2 |
D3 |
|||
Nước |
++ |
– |
– |
– |
|||||
Bọt | Bọt có bội số nở cao |
++ |
+ |
– |
– |
– |
|||
Bọt có bội số nở thấp và trung bình |
+ |
– |
++ |
+ |
– |
– |
|||
Khí | CO2 |
– |
+ |
+ |
– |
||||
Nitơ, FM200, Inergen, Argon,.. |
+ |
+ |
+ |
– |
|||||
Bột | Bột BC |
– |
++ |
++ |
– |
||||
Bột ABC |
+
|
– |
|||||||
Bột ABCD |
++ |
– |
Chú thích:
“++”: Rất hiệu quả
“+”: Chữa cháy thích hợp
“-”: Chữa cháy không thích hợp
Bột BC: Bột chữa cháy dùng cho các đám cháy có ký hiệu B, C
Bột ABC: Bột chữa cháy dùng cho các đám cháy có ký hiệu A, B, C
Bột ABCD: Bột chữa cháy dùng cho các đám cháy có ký hiệu A, B, C, D
Đám cháy loại A: Do cháy các loại chất rắn, thông thường là chất hữu cơ, trong đó sự sảy ra cháy kèm theo việc tạo ra than hồng; (ví dụ: cháy rừng, cháy đồ gỗ,..)
Đám cháy loại B: Do cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng được
Đám cháy loại C: Do cháy chất khí
Đám cháy loại D: Do cháy các kim loại.
4. Cách thức trang bị, lắp đặt phương tiện chữa cháy #
Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy (tự động, hay bán tự động) phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe. Bình chữa cháy tự động được trang bị trong các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên hoặc con người không thể đi vào được.