Quy trình theo dõi sức khỏe người lao động
Quy trình theo dõi sức khỏe người lao động
(Thông tư số 19/2016/TT-BYT)
Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật số 84/2015/QH13, tại Điều 21 nêu rõ, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Khi khám sức khỏe theo quy định, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT hướng dẫn về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, thông tư đã quy định cụ thể về các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với việc quản lý sức khỏe người lao động, quản lý vệ sinh lao động, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc và các vấn đề khác mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Doanh nghiệp phải lập, quản lý, bổ sung hồ sơ sức khỏe cá nhân, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có) cũng như việc quản lý, chăm sóc sức khỏe của người lao động.
Theo đó, việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Ngay cả khi người lao động nghỉ hưu hoặc chuyển nghề công việc khác không có yếu tố độc hại, thì một số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh đó vẫn được khám và giám định bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ.
Để quản lý được sức khỏe người lao động một cách hệ thống chúng ta có thể tham khảo sơ đồ quy trình quản lý sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp.
TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
0903 01 01 40 (Ms.Trâm) – 0938 040 020 (Ms.Chi)
ngoctram@ungphosuco.vn – khanhchi@ungphosuco.vn
Bình luận